Quyền sở hữu thuộc về ai

Chủ đề   RSS   
  • #106896 31/05/2011

    dua_chut_nha

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền sở hữu thuộc về ai

    Tình huống :
    Bà Hạnh gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
    Có 2 ý kiến về quyền sở hữu số tiền đó trong thời gian bà Hạnh gửi tiết kiệm :
    1. Quyền sở hữu vẫn thuộc về bà Hạnh;
    2. Quyền sở hữu thuộc về ngân hang.
    Vậy thì ý kiến nào là đúng? tai sao lại như vậy?

    Thi tôi chọn là 2, nhưng cô giáo bảo là không đúng vi bà Hạnh là chủ sở hữu và bà ấy vẫn có quyền rut tiền trong tai khoản của bà.
    Tôi đã đọc giáo trình và tìm hiểu thêm trên mạng nhưng tôi vẫn không nắm rõ được lí do tai sao?
     
    22649 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #106907   31/05/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Bạn phân tích 3 nội dung của quyền sở hữu (quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt) thì sẽ có câu trả lời thôi mà.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #106910   31/05/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Quả đúng là đùa chút nha.
    Có đúng là bạn đang đùa chút với DL về tình huống bạn đưa ra không vậy? 

    Tiền của bà Hạnh, bà mang vào ngân hàng gửi thì số tiền đó vẫn thuộc sở hữu của bà ấy chứ làm sao mà lại thuộc về ngân hàng được bạn? bà ấy gửi chứ có phải là bà tặng cho ngân hàng đâu.

    Việc bà đem tiền vào ngân hàng gửi thì bà có thể rút lại bất cứ lúc nào, còn ngân hàng thì chỉ có quyền chiếm hữu không có quyền định đoạt.

    Làm sao mà có thể nói số tiền đó thuộc ngân hàng được nhỉ? như thế thì có ai còn dám mang tiền đi gửi tiết kiệm nữa nhỉ?
     
    Báo quản trị |  
  • #106937   31/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Quan hệ gửi tiền tiết kiệm với quan hệ cho vay tài sản chả khác gì nhau cả. Trong quan hệ cho vay tài sản, thì tài sản vay thuộc sở hữu của bên vay. Tương tự như vậy, ta có thể thấy rằng tiền gửi tiết kiệm cũng thuộc về ngân hàng.

    Tuy nhiên theo Quy chế tiền gửi tiết kiệm thì: "Người gửi tiền là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm. Người gửi tiền có thể là chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm."

    Tuy nhiên, theo mình thì phải sử dụng thuật ngữ chủ sở hữu tài khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tài khoản tiền gửi tiết kiệm mới đúng.
    Cập nhật bởi boyluat ngày 31/05/2011 06:59:09 CH

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #106951   31/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chắc có lẽ bạn ấy nghĩ số tiền mà bà Hạnh gửi vào ngân hàng sẽ bị ngân hàng sử dụng mà không cần hỏi ý kiến của bà Hạnh như cho vay, đầu tư.... Nên nó không còn là tiền của bà Hạnh.
    Khi bà Hạnh muốn lấy lại số tiền đó thì bà Hạnh chỉ có thể lấy lại khoản tiền tương đương với số tiền mà bà Hạnh đã gửi vào ngân hàng + lãi suất chứ không phải lấy lại những tờ tiền mà bà ấy đã gửi nữa ấy mà.emoticon
    Người ta đã dùng từ "gửi" có nghĩa là quyền sở hữu không dịch chuyển mà.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #106960   31/05/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    anhdv352 viết:
    Chắc có lẽ bạn ấy nghĩ số tiền mà bà Hạnh gửi vào ngân hàng sẽ bị ngân hàng sử dụng mà không cần hỏi ý kiến của bà Hạnh như cho vay, đầu tư.... Nên nó không còn là tiền của bà Hạnh.
    Khi bà Hạnh muốn lấy lại số tiền đó thì bà Hạnh chỉ có thể lấy lại khoản tiền tương đương với số tiền mà bà Hạnh đã gửi vào ngân hàng + lãi suất chứ không phải lấy lại những tờ tiền mà bà ấy đã gửi nữa ấy mà.emoticon
    Người ta đã dùng từ "gửi" có nghĩa là quyền sở hữu không dịch chuyển mà.


    Đỏ: Chị nói thế là không chính xác. Khi gửi tiền vào ngân hàng, thì ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đó và lãi khi đến hạn. Còn quyền sử dụng tiền đó ntn đúng là quyền của ngân hàng cơ mà.

    Xanh: Một từ chỉ đại diện cho âm thanh phát ra, không thể đại diện cho hàm ý trong đó. Nếu muốn hiểu hàm ý của từ cần phải phân tích nội dung ẩn chứa trong đó mới đúng. Nếu chỉ hiểu như thế, thì cần gì phải có những điều luật về giải thích từ ngữ nữa chứ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #106954   31/05/2011

    J.C.ulaw.luan
    J.C.ulaw.luan
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (168)
    Số điểm: 1078
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Theo mình thì số tiền này thuộc sở hữu của ngân hàng. Trong quy chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng thì ngân hàng được dùng số tiền tiết kiệm, huy động để đầu tư sinh lợi. Lợi nhuận được sinh ra có thể từ số tiền mà bà Hạnh đã gữi nhưng số lợi nhuận này vẫn thuộc sở hữu của Ngân hàng. 
    Do đó theo tôi số tiền này là sở hữu của ngân hàng, còn đối với bà Hạnh bà sở hữu 1 "sổ", hay 1 tài khoản cùng với trị giá số tiền trong ngân hàng.

    Bạn nên để ý là "số tiền này" là thuật ngữ khác so với "giá trị tiền".

    Bạn hãy tham khảo 1 ví dụ: A nhờ cho B giữ tờ 500.000 đ và B dùng tiền này mua xổ số và trúng. Trong trường hợp này A không thể lập luận rằng do B lấy tờ tiền của A mua (giả sử là có bằng chứng rõ ràng ) nên số tiền trúng giải là của A đươc.

    "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!"

    Trần Hoàng Luân

    Tư vấn pháp lý miễn phí và thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp, dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, doanh nghiệp, kế toán, giấy phép lao động ... và các lĩnh vực pháp lý khác.

    Email: hoangluan.luatsuvietnam@gmail.com

    ĐT: 0948682349

     
    Báo quản trị |  
  • #106996   31/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Xin lỗi cả nhà nhé. Mình có chút nhầm lẫn. Hihi.
    Tài sản trong trường hợp này thuộc quyền sở hữu của ngân hàng. Căn cứ theo quy định tại Điều 248, 472 BLDS.
    Sở dĩ người ta quy định như vậy bởi vì, khi vay tài sản, tiền thì khi trả lại không còn là tài sản cũ nữa (tức là tài sản đã cho vay) mà là tài sản khác có giá trị tương ứng.
    Ví dụ: Khi bạn nói bạn vay một chai tương thì khi trả bạn chỉ có thể trả 1 chai tương khác chứ không phải chai tương cũ nữa.
    Khi bạn mượn tiền cũng vậy, bạn sẽ có cả 3 quyền với số tiền đó là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Tổng hợp 3 quyền đó là quyền sở hữu tài sản.
    Note: Theo kinh nghiệm đã học, nếu bạn là sinh viên trường luật Hà Nội, khi thi vấn đáp, nếu mình chắc chắn một vấn đề gì đó thì hãy giữ vững quan điểm lập trường của mình và đưa ra bằng chứng chứng minh. Đừng vì các thầy cô bảo sai mà nao núng. Chiêu bài của các thầy cô ở trường Đại học Luật Hà Nội là bác bỏ câu trả lời của sinh viên để xem sinh viên có nắm chắc vấn đề hay không. Đừng ngại phản bác lại ý kiến của các thầy cô.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #107115   01/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Ủa  em vẫn chưa hiểu ở chỗ này.

    Thế nếu như theo chị Vân Anh nói thì việc bà Hạnh đưa tiền vào gửi ngân hàng cũng tức là ngân hàng đã "vay" bà Hạnh một khoản tiền ạ?
     
    Nếu như quyền sở hữu thuộc về ngân hàng thì tức là ngân hàng có quyền định đoạt và nếu như đó là một hợp đồng vay thì khi chưa đến hạn nhưng nếu bà Hạnh muốn lấy tiền để dùng một việc nào đó cũng không được rút tài sản ư?
     
    Báo quản trị |  
  • #107223   01/06/2011

    J.C.ulaw.luan
    J.C.ulaw.luan
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (168)
    Số điểm: 1078
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Cái này phải dùng luật ngân hàng, quy chế hoạt động tổ chức tín dụng thôi ! 

    "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!"

    Trần Hoàng Luân

    Tư vấn pháp lý miễn phí và thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp, dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, doanh nghiệp, kế toán, giấy phép lao động ... và các lĩnh vực pháp lý khác.

    Email: hoangluan.luatsuvietnam@gmail.com

    ĐT: 0948682349

     
    Báo quản trị |  
  • #107239   01/06/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    em xem cái điều luật mà chị dẫn ra nhé. Đây là một quan hệ "vay" tài sản. Và theo quy định thì tài sản vay được chuyển cho bên vay kể từ thời điểm quan hệ vay tài sản hình thành.
    Quyền rút tài sản (quyền đòi lại tài sản) la quyền phát sinh trong quan hệ cho vay. Việc đòi lại tài sản không phải là thể hiện quyền định đoạt tài sản, quyền chiếm hữu hay quyền sử dụng mà đó là quyền phát sinh khi xuất hiện quan hệ cho vay. Khi anh cho vay thì buộc anh phải chuyển giao tài sản cho người ta thì người ta mới có thể tự mình thực hiện các quyền sở hữu tài sản đó chứ. Nghĩa vụ hoàn trả này là nghĩa vụ hoàn trả "giá trị tài sản" chứ không phải là hoàn trả tài sản như trong hợp đồng mượn hay cho thuê.
    Nếu em không chuyển giao quyền sở hữu tài sản thì cứ khi nào người ta sử dụng hay định đoạt thì buộc phải có ý kiến đồng ý của em sao?
    Quy định như vậy là để đảm bảo quyền lợi chính đáng của bên vay thôi.
    Hơn nữa, thực tế em thấy, khi người ta cho vay thì người ta có quyền định đoạt tài sản đó nữa không? Có quyền chiếm hữu nó nữa không? có quyền sử dụng nó nữa không?
    Nếu không có 3 quyền này thì không thể nói bà Hạnh có quyền sở hữu được.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #107337   02/06/2011

    dua_chut_nha
    dua_chut_nha

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vì đây là bài thi viết nên không thể tranh luận với cô giáo của e về câu hỏi này. nói qua điện thoại thì cô giải thich không rõ, với cả là giáo viên truòng ngoài nên không thể gặp trục tiếp được. Nên là e về đã xem thêm giáo trình, tra cứu thêm ở trên mạng hỏi nh chị khóa truóc nữa nhưng mà quan điểm của chị ấy giaỉ thích là vì ngân hàng chỉ có quyền định đoạt tài sản chứ không phải là có quyền sở hữu.
    Nhưng mà theo như khái niệm về quyền sở hữu thì "#00b050;">Quyền sở hữu là một hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vự chiếm hữu, sử dụng định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội."
    trong #ff0000;">Đ164 BLDS2005 xác nhận : "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo qui định của pháp luật".
    - Chiếm hữu hợp pháp(chiếm hữu có căn cứ của pháp luật):
            + Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình
            + Người không phải là chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu ủy quyền sở hữu tài sản ủa mình.(còn nữa)
    - Quyền sử dụng là:" quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.(còn nữa)
    - Quyền định đoạt : "là quyền chuyển
    #ff0000;">giao quyền sở hữu tài sản hoặc quyền từ bỏ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản : tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác với tài sản."
    #0c0c0c;">Mà theo e thấy thì tiết kiệm cũng có thể coi đây là một hình thức huy động vốn của ngân hàng. Và bà Hạnh gửi tiết kiệm cũng có thể coi là cho ngân hàng vay. Nói chính xác thì bà Hạnh đúng là chủ sở hữu của cái số tiền mà bà ấy gửi. Nhưng theo quyền chiếm hữu thì bà ấy lại không trực tiếp nắm giữ tài sản của mình mà bà ấy đã ủy quyền cho ngân hàng rồi, ngân hàng không thể nói là chủ sở hữu nhưng cũng không thể nói là ngân hàng không có quyền sở hữu được. Khi mà bà ấy gửi vào ngân hàng thì mỗi khi rút tiền, chuyển tiền,... thì bà ấy phải thông qua ngân hàng, ngân hàng xác định đúng bà ấy là chủ sở hữu thì bà ấy mới có thể rút tiền chứ bà ấy đâu thể tự ý vào lấy tiền như mở tủ nhà bà ấy được. Như vậy là bà ấy không trực tiếp quản lí tài sản của mình nữa. Còn ngân hàng thì dùng số tiền bà Hạnh gửi đấy cho vay, đầu tư hay làm gi... Bà Hạnh chỉ biết lúc bà ấy lấy tiền là vẫn có đủ cho bà ấy. Hơn nữa nếu ngân hàng không có quyền sở hữu thì không thể nào mà tiêu tiền của bà Hạnh được mà phải thông qua ý kiến của bà Hạnh trước khi sử dụng khoản tiền đó. Khi bà Hạnh gửi tiền vào ngân hàng thì bà ấy phải trả cho ngân hàng một khoản tiền phí và ngân hàng dùng tiền của ba Hạnh làm snh lợi và lợi nhuận đó bà Hạnh có được hưởng,như thế là ngân hang cũng có quyền sử dụng và định đoạt.
    Và trong đề không nói ai là chủ sở hữu mà hỏi là trong thời gian gửi quyền sở hữu thuộc về ngân hàng hay bà Hạnh.
    Nên e không dám chắc được đáp án. Mà bài này quyết định sống còn của e trong bai thi. Đằng nào cũng die, nhung mà e muốn biết đáp án đúng mới cam tâm. Vì cô y' chấm bài mà. Mà cô giáo e khẳng định phải là bà Hạnh có quyền sở hữu.
     
    Báo quản trị |  
  • #107355   02/06/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    dua_chut_nha viết:

    Nhưng mà theo như khái niệm về quyền sở hữu thì "Quyền sở hữu là một hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vự chiếm hữu, sử dụng định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội."
    trong Đ164 BLDS2005 xác nhận : "Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo qui định của pháp luật".
    - Chiếm hữu hợp pháp(chiếm hữu có căn cứ của pháp luật):
            + Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình
            + Người không phải là chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu ủy quyền sở hữu tài sản ủa mình.(còn nữa)
    - Quyền sử dụng là:" quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.(còn nữa)
    - Quyền định đoạt : "là quyền chuyển
    giao quyền sở hữu tài sản hoặc quyền từ bỏ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản : tự mình bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác với tài sản."

    Ở dòng bôi đen: ...được chủ sở hữu ủy quyền chiếm hữu tài sản của mình chứ không thể là ủy quyền sở hữu tài sản của mình.

    Thực ra mình cũng chẳng biết đúng hay sai, nhưng quan điểm của mình thì số tiền này thuộc về sở hữu của bà Hạnh chứ không phải của ngân hàng. Việc bà Hạnh đem tiền vào gửi ngân hàng, đầu tư sinh lãi là một hợp đồng gửi giữ tài sản chứ không phải là một hợp đồng vay. Là hợp đồng vay khi bà Hạnh đến ngân hàng và vay tiền của ngân hàng thì khi đó số tiền này sẽ thuộc sở hữu của bà Hạnh.

    Mình nghĩ ngân hàng không có quyền sở hữu số tiền này mà chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng số tiền này. 

    Tuy ngân hàng không có quyền sở hữu nhưng vì đã được bà Hạnh là người sở hữu trao quyền chiếm hữu, sử dụng nên ngân hàng hoàn toàn có quyền sử dụng số tài sản này.

    Bất kể lúc nào bà Hạnh cần rút tiền thì đều có thể được chỉ có điều là bà bị thiệt một chút về tiền lãi theo quy định của ngân hàng mà thôi.
    Đây chỉ là ý kiến chủ quan của mình về vấn đề này cũng không biết đúng hay sai nữa .
     
    Báo quản trị |  
  • #107339   02/06/2011

    dua_chut_nha
    dua_chut_nha

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Còn em là thuoc về ngân hàng. Chỉ là trong thời gian bà ấy gửi thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #107522   03/06/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Bộ luật Dân sự 2005 đã có quy định về vấn đề này như sau:

    Điều 248. Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác

    Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

    Điều 472. Quyền sở hữu đối với tài sản vay

    Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

    Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Việc bà Hạnh đòi lại tiền thì đó là quyền phái sinh trong hợp đồng cho vay tài sản.

    Đây là căn cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản trong trường hợp trên.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #107525   03/06/2011

    Tranthungvp
    Tranthungvp

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1230
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình là 2. Quyền sở hữu thuộc về ngân hang. Vì đây căn cứ Điều 471 BLDS đây là hợp đồng vay tài sản. Trong đó bà Hạnh là người cho vay, có kỳ hạn, có lãi suất. Tuy bà Hạnh có thể rút tiền từ tài khỏan tuy nhiên thời hạn vay vẫn được xác định. Hành vi rút tiền cũng được coi là giao dịch dân sự hợp pháp có ý nghĩa thay đổi hoặc chấm dứt hđồng vay tiền ban đầu. Tuy tên gọi là gửi, nhưng không thể là hợp dồng gửi giữ vì nếu là hợp đồng gửi giữ thì bên giữ tài sản phải hoàn trả chính tài sản đó. Ở đây Ngân hàng chỉ hoàn trả số tiền có trị giá tương đương chứ làm sao hoàn trả đúng số seri được.

    VPI LAW

    Chuyên về tư vấn kinh doanh thương mại, bất động sản và tố tụng.

    Hotline: 093.633.1826

    Email: tranthunglaw@gmail.com

    website: www.vpilaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #107556   03/06/2011

    dua_chut_nha
    dua_chut_nha

    Sơ sinh

    Nam Định, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần




    Cảm ơn mọi người đã giúp đỡ !

     
    Báo quản trị |  
  • #165830   16/02/2012

    an115869
    an115869

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    ngân hàng có quyền sử dụng số tiền đó (1)
    ngân hàng có quyền định đoạt số tiền đó (2)
    ngân hàng đang chiếm hữu số tiền đó (3)
    từ (1);(2);(3)=> ngân hàng có quyền sở hữu số tiền đó!!
    cô tớ nói học Luật thí chúng ta không thể nói quan điểm ai đúng quan điểm ai sai được! quan trọng là cách lập luận mình sao cho thuyết phục!!
     
    Báo quản trị |