Chào bạn.
Theo luật dân sự:
Điều 170. Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
Như vậy cái bàn sau khi được trộn lẫn với "khúc gỗ hương" để làm chân bàn thì cái bàn vẫn thuộc quyên sở hữu của chú bạn.
Mặt khác. theo luật dân sự:
Điều 236. Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập
2. Khi một người sáp nhập tài sản là động sản của người khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng không được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập có một trong các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người sáp nhập tài sản giao tài sản mới cho mình và thanh toán cho người sáp nhập giá trị tài sản của người đó;
b) Yêu cầu người sáp nhập tài sản thanh toán giá trị phần tài sản của mình và bồi thường thiệt hại, nếu không nhận tài sản mới.
Như vậy ba bạn có quyền yêu cầu 1 trong 2 cách:
- Giao cái bàn cho ba bạn và ba bạn thanh toán giá trị cái bàn trước đây khi chưa sửa lại chân bàn cho Chú bạn .
- Chú bạn thanh toán tiền là giá trị của "khúc gỗ hương" cho ba bạn.
Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 14/04/2015 06:39:27 SA