Quyền sở hữu sẽ thuộc về ai?

Chủ đề   RSS   
  • #377840 06/04/2015

    Domnguyen

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    Quyền sở hữu sẽ thuộc về ai?

    Nhà A có trồng một cây xanh trong vườn. Một cành xanh của nhà ông A  vươn sang phần không gian của nhà B  bên cạnh. Có một tổ ông mật làm tổ trên cành xanh đó. C là người hàng xóm đang hành nghề nuôi ong mật phát hiện ra tổ ong trên cành cây xanh nên sang bắt ong, lấy mật về. Thấy vậy A liền chạy ra ngăn cản và không cho C bắt ong. A cho rằng cây xanh của nhà A vì ong làm tổ trên cây xanh của nhà A. Nghe vậy, B chạy ra và nói rằng: Cây xanh tuy là của anh A nhưng nó nằm bên phần đất của tôi, nên ong và mật là của tôi. Nghe vậy C liền cãi: Ong là loài vật tự nhiên, người nào phát hiện và chiếm giữ nó thì người đó là chủ sở hữu và lại nhà tôi cũng có nuôi ong mật nên toàn bộ ong đó thuộc về tôi. Theo pháp luật hiện hành thì ai trong A, B, C có quyền sở hữu ong và mật ấy?

     

    Dương

     
    6791 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #378158   08/04/2015
    Được đánh dấu trả lời

    Đầu tiên, mình thấy ví dụ của bạn chưa được hợp lý ở 1 chỗ: Vườn là vườn nhà A mà C lại tự do, tự tiện vào như ngoài đường vậy cũng được ạ?

    Còn về vấn đề ai là chủ sở hữu của ai thì theo tôi, tổ ong ấy không thuộc quyền sở hữu của A hay B, càng không phải thuộc sở hữu của C.  Còn trên thực tế thì nếu có trường hợp này, A và B cùng thỏa thuận là xong. Giá trị ấy không quá lớn để mà xảy ra  tranh chấp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongphamhlu vì bài viết hữu ích
    Domnguyen (08/04/2015)
  • #378177   08/04/2015

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Khoản 2 Điều 265 Bộ luật dân sự quy định:

    "2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác".

    Với quy định này thì quyền sở hữu tổ ong thuộc về B.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #378224   08/04/2015

    BachThanhDC viết:

    Khoản 2 Điều 265 Bộ luật dân sự quy định:

    "2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác".

    Với quy định này thì quyền sở hữu tổ ong thuộc về B.

    Theo như điều luật ạn trích dẫn thì ta chỉ có thể thấy rằng việc A trồng cây để cành cây vượt sang phần không gian nhà B là không dúng ( nếu không có sự đồng ý của B). Cứ nếu căn cứ vào Điều 170 về các căn cứ xác lập quyền sở hữu thì chả có cai căn cứ nào cho thấy rằng B được pháp luật thừa nhận quyền sở hữu đối với cái tổ ong ấy cả. 
    Cây nhà A chĩa cành sang, nếu B không đồng ý thì hoàn toàn có thể đề nghị A chặt đi. Chứ nếu nói rằng tổ ong này là thuộc sở hữu của nhà B thì có lẽ thiếu căn cứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #378209   08/04/2015

    Domnguyen
    Domnguyen

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    Đây là tranh chấp nhỏ, vậy nó có phải là Quan hệ của luật dân sự không bạn thuongphamhlu. Theo quan điểm của mình thì dù tổ ong là tài sản có giá trị không quá lớn như bạn nói. Nhưng người học luật mà không chú ý đến những cái nhỏ như vậy thì rất dễ thất bại. Mình phải giải quyết được những tranh chấp nhỏ thì mình mới có thể giải quyết những chanh chấp lớn. A và B không có thỏa thuận trước, mặt khác nếu như A và B có hiềm khích từ trước thì chuyện này có được xem là nhỏ không, còn C bạn đọc kỹ lại câu hỏi đi nhé, người ta là hàng xóm không có quyền đi đến nhà người khác để à?

    Dương

     
    Báo quản trị |  
  • #378225   08/04/2015

    [quote=Domnguyen]

    Đây là tranh chấp nhỏ, vậy nó có phải là Quan hệ của luật dân sự không bạn thuongphamhlu. Theo quan điểm của mình thì dù tổ ong là tài sản có giá trị không quá lớn như bạn nói. Nhưng người học luật mà không chú ý đến những cái nhỏ như vậy thì rất dễ thất bại. Mình phải giải quyết được những tranh chấp nhỏ thì mình mới có thể giải quyết những chanh chấp lớn. A và B không có thỏa thuận trước, mặt khác nếu như A và B có hiềm khích từ trước thì chuyện này có được xem là nhỏ không, còn C bạn đọc kỹ lại câu hỏi đi nhé, người ta là hàng xóm không có quyền đi đến nhà người khác để à?

    [/quote

    Cảm ơn bạn vì chia sẻ. Mình xin được nêu quan điểm trả lời bạn như sau:

    Một là về ván đề liên quan đến C: Người ta là hàng xóm, có quyền vào nhà  người hàng xóm khác nếu được sự đồng ý chứ. người ta là hàng xóm, vào nhà nhau là chuyện bình thường, nhưng vào nhà người khác để lấy tài sản ( Chưa nói là của A hay của B nhưng chắc chắn không phải của C) thì có bình thường hay không. Giả sử tổ ong đấy không ở trên cây mà ở trong nhà của bạn đi, C (hàng xóm của bạn) vào chơi rồi đòi mang về và nói rằng "Ong là loài vật tự nhiên, người nào phát hiện và chiếm giữ nó thì người đó là chủ sở hữu và lại nhà tôi cũng có nuôi ong mật nên toàn bộ ong đó thuộc về tôi". Ban thấy có hợp lý hay không? Chưa ói tới việc giả sử nếu tôi là A, biết C định vào nhà tôi để lấy tổ ong, hàng xóm thì hàng xóm, chưa chắc, (chưa chắc thôi nhé) tôi đã cho vào. 

    Còn về vấn đề thuộc quyền sở hữu của ai? Theo bạn thì tổ ong đó thuộc quyền sở hữu của ai??Căn cứ nào?Ở phần trả lời trước mình có nói rằng chẳng thuộc quyền sở hữu của ai cả. Vì nếu cứ chỉ căn cứ theo Luật dân sự thì theo mình rõ ràng chả xác định được ai là chủ sở hữu cả. Bạn có thể đọc khoản 2 Điều 265 và Điều 170 để hiểu hơn ý mình muốn nói. Chứ không phải là mình có ý: vấn đề nhỏ thì không cần chú ý. Mà vấn đề này cứ theo phong tục ở địa phương mà giải quyết, nếu phong tục cũng không rõ ràng về vấn đề này thì chẳng nhẽ không thể tự hòa giải, mà vì tổ ong lại đi cãi nhau. Minh la người học luật thì cũng nên hiểu rằng : Không phải vấn đề nào luật cũng điều chỉnh và điểu chỉnh chặt chẽ. 

    Cập nhật bởi thuongphamhlu ngày 08/04/2015 11:03:15 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #378252   09/04/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Domnguyen viết:

    Nhà A có trồng một cây xanh trong vườn. Một cành xanh của nhà ông A  vươn sang phần không gian của nhà B  bên cạnh. Có một tổ ông mật làm tổ trên cành xanh đó. C là người hàng xóm đang hành nghề nuôi ong mật phát hiện ra tổ ong trên cành cây xanh nên sang bắt ong, lấy mật về. Thấy vậy A liền chạy ra ngăn cản và không cho C bắt ong. A cho rằng cây xanh của nhà A vì ong làm tổ trên cây xanh của nhà A. Nghe vậy, B chạy ra và nói rằng: Cây xanh tuy là của anh A nhưng nó nằm bên phần đất của tôi, nên ong và mật là của tôi. Nghe vậy C liền cãi: Ong là loài vật tự nhiên, người nào phát hiện và chiếm giữ nó thì người đó là chủ sở hữu và lại nhà tôi cũng có nuôi ong mật nên toàn bộ ong đó thuộc về tôi. Theo pháp luật hiện hành thì ai trong A, B, C có quyền sở hữu ong và mật ấy?

     

     Giả sử ong chích người ( trẻ em vô tình đùa gần tổ ong) ,thì ai chịu trách nhiệm?A,B,C...? mãi lo  giành ăn mà khg lo trách nhiệm?

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #378359   09/04/2015

    nguoitruongphu viết:

     

    Domnguyen viết:

     

    Nhà A có trồng một cây xanh trong vườn. Một cành xanh của nhà ông A  vươn sang phần không gian của nhà B  bên cạnh. Có một tổ ông mật làm tổ trên cành xanh đó. C là người hàng xóm đang hành nghề nuôi ong mật phát hiện ra tổ ong trên cành cây xanh nên sang bắt ong, lấy mật về. Thấy vậy A liền chạy ra ngăn cản và không cho C bắt ong. A cho rằng cây xanh của nhà A vì ong làm tổ trên cây xanh của nhà A. Nghe vậy, B chạy ra và nói rằng: Cây xanh tuy là của anh A nhưng nó nằm bên phần đất của tôi, nên ong và mật là của tôi. Nghe vậy C liền cãi: Ong là loài vật tự nhiên, người nào phát hiện và chiếm giữ nó thì người đó là chủ sở hữu và lại nhà tôi cũng có nuôi ong mật nên toàn bộ ong đó thuộc về tôi. Theo pháp luật hiện hành thì ai trong A, B, C có quyền sở hữu ong và mật ấy?

     

     

     

     Giả sử ong chích người ( trẻ em vô tình đùa gần tổ ong) ,thì ai chịu trách nhiệm?A,B,C...? mãi lo  giành ăn mà khg lo trách nhiệm?

    Không phải lo giành ăn, mà nếu có muốn xác định ai chịu trách hiệm thì phải xác định ai có quyền sở hữu nó chứ ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #378364   09/04/2015

    Domnguyen
    Domnguyen

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/03/2015
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 7 lần


    Cảm ơn bạn thuongphamplu. Quan điểm của mình trong trường hợp này là:

    Do  A và B không có bất cứ thỏa thuận nào nên ông A  đã vi phạm về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới bất động sản liền kề với ông B, cụ thể là vi phạm theo điểm 2, khoản 2 điều 265 BLDS.Theo đó: Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các công việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Còn B theo khoản điểm 1 khoản 2 điều 265 thi B hoàn toàn có quyền có quyền sử dụng không gian trên phần đất của mình. Khi có quyền sử dụng nghĩa là có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức có từ tài sản đó.Trong trường hợp này thì B có quyền hưởng hoa lợi ( hoa lợi là tài sản tự nhiên mà tài sản mang lại ).

    Dương

     
    Báo quản trị |  
  • #378373   09/04/2015

     

    Domnguyen viết:

     

    Cảm ơn bạn thuongphamplu. Quan điểm của mình trong trường hợp này là:

    Do  A và B không có bất cứ thỏa thuận nào nên ông A  đã vi phạm về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới bất động sản liền kề với ông B, cụ thể là vi phạm theo điểm 2, khoản 2 điều 265 BLDS.Theo đó: Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các công việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Còn B theo khoản điểm 1 khoản 2 điều 265 thi B hoàn toàn có quyền có quyền sử dụng không gian trên phần đất của mình. Khi có quyền sử dụng nghĩa là có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức có từ tài sản đó.Trong trường hợp này thì B có quyền hưởng hoa lợi ( hoa lợi là tài sản tự nhiên mà tài sản mang lại ).

     

     

    Đúng là A sai, nhưng không có nghĩa là phần tài sản của A chìa sang phần không gian nhà B thì sẽ thuộc quyền sử dụng của B. Luật không thừa nhận quyền đó đúng không bạn.

    A sai, nếu có tranh châp thì A phải chịu trách nhiệm hành chính nhưng không có nghĩa là B có quyền sử dụng tài sản đó (cành cây). Giả sử có phải chặt đi nữa để trả lại quyền lợi cho B thì cái cành cây bị chặt cũng là của nhà A chứ. Còn tổ ong, nếu không bám vào cây nhà A thì nó không thể tự nhiên treo lơ lửng trong không gian nhà B được. Mình thì mình nghĩ rằng theo luật DS thì tổ ong chả ai có quyền sở hữu cả. Nhưng theo tập quán thì cái cây là của ai thì tổ ong, hay tổ chim sẽ "tự dưng" là của nhà đó. 

    Còn theo bạn nói ở trên thì tổ ong  là hoa lợi hay lợi tức vậy?

    Cập nhật bởi thuongphamhlu ngày 09/04/2015 10:14:55 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongphamhlu vì bài viết hữu ích
    Domnguyen (10/04/2015)
  • #378375   09/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Các bạn nên tìm cuốn "Tài ba của luật sư" của luật sư Nguyễn Ngọc Bích đọc vì có viết rất rỏ về tình huống này.

    Nói chung thì đàn ong không phải của ai, ai có điều kiện bắt, thu hoạch đều được miễn là không xâm phạm quyền đến người khác.

    Đàn ong trên cành đánh chết người mà khởi tố bất cứ người nào cũng đều rất vô lý và buồn cười.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 09/04/2015 10:30:39 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Domnguyen (10/04/2015)
  • #378379   09/04/2015

    hungmaiusa viết:

    Các bạn nên tìm cuốn "Tài ba của luật sư" của luật sư Nguyễn Ngọc Bích đọc vì có viết rất rỏ về tình huống này.

    cậu nhớ nó ở chương nào không?? mình mới đang đọc dở vài trang đầu. :)

     
    Báo quản trị |  
  • #378381   09/04/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chương 1 "câu hỏi pháp lý" trang 182-183.

     
    Báo quản trị |  
  • #378416   10/04/2015

    quangstar
    quangstar

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/04/2015
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình nghĩ quyền sở hữu thuộc về B

     
    Báo quản trị |