Quyền nuôi con và lưu trú khi đơn phương xin ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #542004 27/03/2020

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Quyền nuôi con và lưu trú khi đơn phương xin ly hôn

    Về quyền nuôi con sau ly hôn 

    Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

    "2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"

    Bên cạnh đó, việc yêu cầu việc nuôi con cần chứng minh nhiều yếu tố, trong đó quan trọng gồm:

    - Khả năng về mặt tài chính để nuôi dưỡng con

    - Môi trường giáo dục và nuôi dưỡng nào tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển của con

    - Tư cách đạo đức, lối sống của người nuôi dưỡng

    - Các yếu tố khác tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên việc nuôi dạy trẻ. (Ví dụ: trẻ thân thiết với mẹ hay bố hơn? Ai là người thường xuyên chăm sóc và gần gũi con hơn? Hoặc con  đến tuổi dậy thì nên ở với mẹ để chuẩn bị cho bé về sự thay đổi mặt tâm lý và sinh lý....)

    Về quyền lưu trú khi ly hôn được quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình:

    Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn

    Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

     

     
    2571 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #542491   31/03/2020

    bichngoc020318
    bichngoc020318

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã đem lại. Qua đây tôi cũng muốn hỏi: Tôi với chồng tôi ly hôn, con tôi chung hộ khẩu chồng tôi, tôi tách khẩu từ lúc ly hôn. Vậy việc này có ảnh hưởng khi tôi muốn yêu cầu dành quyền nuôi con hay không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #542496   31/03/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Bên cạnh đó, theo Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    - Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
     
    - Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
     
    - Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên."
     
    Báo quản trị |  
  • #542844   31/03/2020

    Về vấn đề "Quyền nuôi con và lưu trú khi đơn phương xin ly hôn" theo ý kiến cá nhân của tôi thì nếu đã có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc thì chúng ta cứ việc ly hôn. Nhưng chúng ta cần phải suy nghĩ lại, khi đã có những đứa con chung thì việc ly hôn sẽ tạo ra rất nhiều bất lợi cho những đứa con này.

     
    Báo quản trị |