Quyền nuôi con “Trẻ sinh đôi”

Chủ đề   RSS   
  • #546918 25/05/2020

    tuannuna

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2020
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 31 lần


    Quyền nuôi con “Trẻ sinh đôi”

    Tôi thắc mắc về trường hợp sau:
     
    Trong các căn cứ để giao quyền nuôi con cho 1 bên đương sự, bản án căn cứ vào phong tục trẻ sinh đôi phải ở cùng nhau ?
    Cập nhật bởi tuannuna ngày 25/05/2020 02:37:32 CH
     
    1463 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuannuna vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/05/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #598413   31/01/2023

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Quyền nuôi con “Trẻ sinh đôi”

    Anh/Chị có thể tham khảo ý kiến sau:

    Căn cứ tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Căn cứ tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015[A1]  quy định:

    Điều 45. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

    1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau:

    Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

    Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.

    Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.

    Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.”

    Theo đó, Tòa án chỉ áp dụng tập quán trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. Đương sự có quyền viện dẫn tập quán để đề nghị Tòa án áp dụng.

    Theo quy định việc Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt mặt của con, bao gồm cả việc sinh đôi sống chung có lợi những mặt nào cho sự phát triển của con.

     

     
    Báo quản trị |