Quyền nuôi con sau li hôn

Chủ đề   RSS   
  • #83573 17/02/2011

    candynguyen2510

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con sau li hôn

    cho tôi hỏi 1 vấn đề

    Tôi lấy chồng năm 2008, hiện tại tôi có 1 đứa con năm nay được 16 tháng. Do ban đầu, 2 vợ chồng thỏa thuận gửi con về bên nội nuôi. Vì vợ chồng tôi phải đi làm. Nhà gia đình chồng tôi ở Dac lac. Còn vợ chồng tôi thì đi làm ở sài gòn. Sau khi sinh được  1 tháng, thì tôi về quê chồng, và ở đó nuôi con.

    Sau 4 tháng , tôi trở lại sài gòn đi làm. Và hầu như mỗi tháng vợ chồng tôi đều thay phiên nhau về thăm con
    Do mâu thuẩn vợ chồng, chồng tôi đòi ly hôn với nhiều lý do. Trong đó chồng tôi đề cập đến việc tôi chăm sóc con không chu đáo, không biết thương con Bỏ đi làm sớm.

    Lần gây nhau cuối cùng, chồng tôi đưa đơn ly dị. Tôi không ký. Và tôi về quê xin ba mẹ chồng tôi dẩn con tôi vào sài gòn để tôi thuân tiện trong việc nuôi dạy con. Nhưng ba mẹ chồng tôi đưa ra lý do, và không cho tôi bế con đi.

    Hiện nay chồng tôi đưa đơn ly hôn và nhờ luật sư giành quyền nuôi con. Cho  tôi hỏi, trong trường hợp chồng tôi có điều kiện kinh tế hơn tôi như hiện nay. Thì tôi có được quyền nuôi con hay không.

    Trường hợp tôi xin tạm nghĩ làm trong 1 thời gian, để về quê chăm sóc con tôi. do tôi thấy ba mẹ chồng tôi sức khỏe cũng không tốt. Trong thời gian tôi nghĩ như vậy, chồng tôi có thể lấy lý do, tôi không đi làm, không có thu nhập để mà giành quyền nuôi con hay không?

    Mong tư vấn giúp tôi. Cảm ơn

     
    7267 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #86807   06/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào chị candynguyen2510!

    Về vấn đề của chị theo em được biết thì theo điều 92
    Luật hôn nhân gia đình

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con."

    "Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác".

    Theo điều 11 nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng có quy định 

    "Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác".

    Như vậy tuy có xảy ra trường hợp ly hôn đi chăng nữa thì tòa án cũng sẽ bảo vệ quyền lợi người mẹ và con trước cho nên khi con chị mới được 16 tháng tuổi thì việc nuôi con sẽ được giao cho chị đây là nguyên tắc của luật. Việc chồng chị nếu lấy lý do chị không đi làm để dành quyền nuôi con theo em là không thể. 

    Tuy ly hôn nhưng người bố vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Đôi lời góp ý chân thành. Chúc chị sớm giải quyết được vấn đề!
     
    Báo quản trị |  
  • #86810   06/03/2011

    maianh_11
    maianh_11

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 11 lần


    toà án sẽ giao quyền nuôi con cho chị.

    Lê Anh Ngọc.

     
    Báo quản trị |  
  • #86920   07/03/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Quyền nuôi con là của cả hai vợ chồng. Khi ly hôn Tòa án sẽ xem xét giao con cho người có điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất cả về vật chất và giáo dục. Tuy nhiên trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, quyền nuôi con sẽ được giao cho mẹ nuôi dưỡng (nếu các bên không có thỏa thuận khác)
    Trường hợp này bạn có thể yên tâm, Bạn cũng có thể mời Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bạn tại phiên Tòa.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |