Quyền nuôi con khi chia tay

Chủ đề   RSS   
  • #85828 01/03/2011

    Bao_an45

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền nuôi con khi chia tay

    Tôi năm nay 30 tuổ . Vợ chồng tôi sống với nhau được 5 năm nhưng ko đăng ký kết hôn và có được 2 con, cháu lớn 5 tuổi, cháu nhỏ 4 tuổi tất cả đều mang họ bố.

    Trong thời gian sống chung vợ chồng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn tôi nhiều lần về nhà mẹ ruột ở (do anh đuổi tôi đi). Lần cuối cùng này anh đuổi tôi đi và đồng thời dẫn gái về nhà ở chung. Không cho tôi mang cháu lớn theo. Nhưng tôi đã tìm cách dẫn cháu lớn về và cho 2 con tôi về ngoại đi học (hiện tại hộ khẩu cháu được nhập ở mẹ), được 1 thời gian thì anh bắt lại cháu lớn ko cho cháu tiếp tục đi học, bây giờ nguyện vọng tôi rất muốn nuôi 2 cháu.

    Hiện tôi đang công tác tại trường học thuộc nhà nước và có khoản thu nhập riêng bên ngoài (khoảng 4 triệu).  Còn cha 2 cháu thì đang  thất nghiệp, sống nhờ vào tiền thu nhập cho thuê nhà của gia đình (khoản 3 triệu) và giữ trách nhiệm nuôi mẹ già.
     
    Hoàn cảnh của tôi hiện tại có thể nuôi 2 cháu được ko? Và điều kiện gì để được nuôi 2 cháu. Xin tư vấn và giúp tôi.

     
    6842 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #86194   03/03/2011

    lsthanhthy
    lsthanhthy
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3990
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 93 lần


    Bạn yêu cầu Toà án nhân dân huyện nơi cư trú "Huỷ hôn nhân và được quyền nuôi con".

    Thân ái

    Ls. Phan Thanh Thy

    Luật sư Phan Thanh Thy

    Văn phòng luật sư Hữu Luật

    527 Điện Biên Phủ, P.3, Q.3, Tp.HCM

    ls.thanhthy@gmail.com

    ls.phanthanhthy@gmail.com

    (08) 38302 695 - 0903 01 01 58

     
    Báo quản trị |  
  • #86230   03/03/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào  lsthanhthy!

    Luật sư có sự nhầm lẫn về hướng giải quyết vụ việc này rồi. Theo quy định tại điểm 3 Điều 8 Luật HN&GĐ thì kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Trường hợp này Tòa án không hủy hôn nhân được, vì hai người chung sống với nhau có đăng ký kết hôn đâu mà hủy.  

    Chào Bao_an45!

    Việc bạn cần làm là gửi đơn xin ly hôn đến Tòa án. Tòa án sẽ căn cứ quy định của pháp luật để tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng giữa hai người.

    Việc giao con cho ai nuôi được giải quyết như trường hợp ly hôn. Trước hết, hai người thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

    Việc bạn có thể được nuôi cả hai con hay không, chỉ căn cứ vào thực tế quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án mới có thể xác định được.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    admin (03/03/2011) Bao_an45 (04/03/2011)
  • #86471   04/03/2011

    Bao_an45
    Bao_an45

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy tôi phải làm gì để thắng kiện dành nuôi 2 con . Xin hướng dẫn cho tôi nhé. Và được bao nhiêu % ? Xin cảm ơn.
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 04/03/2011 03:24:45 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #86492   04/03/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Trường hợp anh ta cũng yêu cầu được nuôi con thì rất khó để bạn có thể dành quyền nuôi cả hai con. Vì việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là nghĩa vụ, đồng thời là quyền bình đẳng của bố mẹ. Trừ trường hợp bạn chứng minh được anh ấy hoàn toàn không có khả năng và điều kiện để nuôi con. Còn ngược lại, bạn có đủ điều kiện để nuôi dưỡng cả hai con.

    Nhưng theo tôi, nếu anh ấy có đủ điều kiện để nuôi cháu lớn và có nguyện vọng như thế thì bạn nên thỏa thuận vậy đi. Việc hai người không ở được với nhau đã là một mất mát quá lớn rồi, đừng để anh ấy chịu thêm sự mất mát khác nữa.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #87596   10/03/2011

    Bao_an45
    Bao_an45

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/03/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhưng anh ta là người phản bội . không đủ kinh tế để nuôi con. Hiện đang sống nhờ đồng tiền của gia đình. vậy thi đủ điều kiện để nuôi con hay ko?. Nhưng con dưới 9 tuôi thi được ở với mẹ mà.
     
    Báo quản trị |  
  • #87598   10/03/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào bạn!

    Thư nhất, việc anh ta phản bội bạn không phải là lý do để Tòa án có thể tước đi quyền được nuôi con của anh ta.
    Điều 41 Luật HN&GĐ quy định:

    Điều 41. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

    Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

    Thứ hai, điều kiện nuôi con không chỉ đơn thuần là điều kiện về kinh tế. Mà còn bao gồm cả những điều kiện khác như chỗ ở, thời gian gần gũi để chăm sóc giáo dục con... Vì vậy, nếu bạn chứng minh được anh ta không có đủ điều kiện về kinh tế nuôi dưỡng con; không đủ các điều kiện khác để chăm lo việc học tập và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người có ích cho xã hội thì yêu cầu của bạn sẽ được Tòa án chấp nhận. Vậy nên, vấn đề này bạn hãy chờ quyết định của Tòa án, vì chỉ có Tòa án mới có thể xác định anh ta có đủ điều kiện để nuôi con hay không.

    Thứ ba, khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ chỉ quy định: "Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác", chứ không phải là dưới 9 tuổi như bạn nêu.

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |