Quyền nuôi con của cha mẹ nuôi sẽ bị chấm dứt khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #592570 20/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Quyền nuôi con của cha mẹ nuôi sẽ bị chấm dứt khi nào?

    Nhận nuôi con nuôi là một nghĩa cử cao đẹp và là truyền thống tương thân, tương ái của người Việt Nam đối với những trẻ không được may mắn hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà không thể tiếp tục nuôi con.
     
    quyen-nuoi-con-nuoi-cua-cha-me-nuoi-se-bi-cham0dut-khi-nao
     
    Tuy nhiên, việc nhận con nuôi cũng là một thủ tục quan trọng chứ không chỉ thể hiện qua lời nói. Nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ, thì gia đình nhận nuôi phải đảm bảo cuộc sống của trẻ được học tập, vui chơi như sự phát triển như bình thường. Trường hợp, có dấu hiệu ảnh hưởng đến trẻ có thể bị chấm dứt quyền nuôi con nuôi.
     
    1. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
     
    Người nhận con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010. Theo đó, người này phải có:
     
    - Năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
     
    - Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
     
    - Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
     
    - Có tư cách đạo đức tốt.
     
    Theo quy định trên, thì người muốn nhận nuôi con phải lớn hơn con mình nhận nuôi 20 tuổi và là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Không thuộc một trong các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đáp ứng được điều kiện vật chất để có thể nuôi con.
     
    Ngoài ra, những người sau đây không được nhận con nuôi:
     
    (1) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
     
    (2) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
     
    (3) Đang chấp hành hình phạt tù.
     
    (4) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
     
    Lưu ý: Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng các quy định trên.
     
    2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi
     
    Tương tự như các mối quan hệ nhân thân đối với trẻ em có gia đình trong điều kiện bình thường. Người nhận nuôi con nuôi sẽ có một số quyền tương tự như cha mẹ ruột. Theo đó, hệ quả của việc nuôi con nuôi sẽ được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:
     
    Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình phải bình đẳng và tôn trọng nhau.
     
    Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
     
    Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
     
    Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.
     
    Đặc biệt, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
     
    3. Các hành vi nghiêm cấm đối với con nuôi
     
    Luật này cũng nghiêm cấm cha mẹ nuôi có một số hành vi chuộc lợi và đối xử phân biệt đối với con nhận nuôi. Qua đó, nhằm bảo vệ trẻ không bị thiệt thòi Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 có một số quy định cấm như sau:
     
    - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
     
    - Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
     
    - Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
     
    - Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
     
    - Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
     
    - Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
     
    - Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
     
    Trường hợp mà các cá nhân có hành vi và sử dụng con nuôi vào mục đích bất chính được quy định như trên sẽ bị nghiêm cấm và được yêu cầu chấm quan hệ cũng như quyền lợi và nghĩa vụ với nhau.
     
    4. 04 trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi
     
    Tùy vào từng trường hợp có thể phát sinh do cha mẹ nuôi, do con nuôi hoặc yếu tố thứ ba tác động thì để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho trẻ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định chấm dứt nghĩa vụ nuôi con nuôi trong các trường hợp sau đây:
     
    (1) Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.
     
    (2) Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.
     
    (3) Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.
     
    (4) Vi phạm quy định nghiêm cấm đối với con nuôi theo Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010.
     
    Như vậy, nếu người nào là cha mẹ nuôi mà rơi vào 04 trường hợp bị yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi hoặc đương nhiên bị chấm dứt tư cách là cha mẹ nuôi theo quy định như trên. 
     
    470 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594947   30/11/2022

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Quyền nuôi con của cha mẹ nuôi sẽ bị chấm dứt khi nào?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Bài viết của bạn rất hay và bổ ích, giúp người đọc có thêm thông tin về các vấn đề quyền nuôi con nuôi. Việc nhận con nuôi là việc làm rất đáng trân trọng khi những cặp cha mẹ hiếm muộn và những đứa trẻ cơ nhỡ có thể gắn kết, nương tựa nhau, hình thành một gia đình mặc dù giữa họ không có sự liên kết máu thịt. Tuy nhiên không phải cha mẹ nuôi nào cũng đối xử tốt với con nuôi. Vì vậy quy định của pháp luật về các trường hợp không nhận con nuôi, chấm dứt việc nhận con nuôi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cha mẹ nuôi và con nuôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #594984   30/11/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1198)
    Số điểm: 8780
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Quyền nuôi con của cha mẹ nuôi sẽ bị chấm dứt khi nào?

    Cảm ơn bài viết của bạn về vấn đề này. Tuy nhiên, mình có quan điểm về Khoản 1 Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau: 

    Xuất phát từ nguyên tắc của việc nuôi con nuôi là phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi trên cơ sở tự nguyện, nên khi con nuôi đã thành niên (tức từ đủ 18 tuổi trở lên) thì giữa con nuôi và cha mẹ nuôi đã có quyền tự thỏa thuận với nhau về vấn đề chấm dứt việc nuôi con nuôi. Khi đó, con nuôi đã thành niên hoặc cha mẹ nuôi có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi. Do đó, nếu chỉ một bên là con nuôi đã thành niên hoặc cha mẹ nuôi làm đơn yêu cầu Tòa án chấm dứt việc nuôi con nuôi nhưng bên còn lại không đồng ý chấm dứt việc nuôi con nuôi thì Tòa án sẽ không chấp nhận việc chấm dứt nuôi con nuôi.

     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danluan123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2022)