Quyền Nuôi Con

Chủ đề   RSS   
  • #108062 05/06/2011

    asiacortex

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền Nuôi Con

         Xin chào luật sư.
    Xin vui lòng chỉ dẫn dúp tôi về việc dành quyền nuôi con với người cũ...

    Tôi đã từng sống chung với một người đàn ông nước ngoài, quốc tịch Mỹ, từ năm 2002 dến 2009 NHƯNG KHÔNG CÓ HÔN THÚ và chúng tôi cũng đã có hai con chung là

    NGUYỄN QUỲNH ANH, con gái, sinh ngày 25/4/2005 và cháu NGUYỄN PHƯƠNG ANH, con gái, sinh ngày 02/4/2007.

    Cả hai con khi sinh ra đều khai sinh theo họ mẹ và trong giấy khai sinh không có tên cha vì chúng tôi không kết hôn nên bên phường không cho cha đứng tên trện giấy khai sinh. Khoảng đầu năm 2009 ông ấy có làm thủ tục nhận con tại Đại Sứ Quán Mỹ,...
        Do phát hiện ông ta cặp bồ và còn dẫn về nhà nên tôi dã không thể chấp nhân được và đã bỏ ông ta, khi tôi bỏ đi không thể mang hai con theo đươc vì không có tiền và không co chỗ ở....
        Hiên nay tôi đã kết hôn với người khác và muôn đón các con tôi về như vây liệu tôi có được tòa giải quyết cho nuôi con???( vì tôi là người bỏ đi và để các con của tôi ở lại ) Tôi rất mong sự hướng dẫn của luậ sư.
     

    Xin chân thành cám ơn
    Cập nhật bởi asiacortex ngày 05/06/2011 01:10:00 CH
     
    7110 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #108068   05/06/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần



    Theo em chị vẫn đưa đơn ra tòa và nêu rõ sự việc

    Nếu cả hai đều có điều kiện nuôi con thì chờ kết quả của tòa án, vấn đề này em không bình luận.

    Nếu cả hai có tài sản chung thì chia theo quy định của pháp luật.

    Tài sản thuộc quyền ở hữu của ai thì người đó có quyền được hưởng.

    Theo em nghĩ chị đã có một thế yếu là chị đã bổ con đi một thời gian, có nghĩa là chị đã không thưc hiện nghĩa vụ của người mẹ.

     Ở đây, theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì hôn nhân của chị là không hợp pháp (vì không đăng kí kết hôn). Do vậy:
    Về phần con cái sẽ được giải quyết như trường hợp ly hôn theo quy định. (trường hợp này chị bạn có thể yêu cầu tòa giải quyết vấn đề nuôi con và yêu cầu cấp dưỡng).
    Về phần tài sản: Tài sản thuộc quyền sở hữu của ai thì thuộc về người đó.
          Nếu có căn cứ chứng minh 2 bên có tài sản chung thì sẽ phân chia theo công sức đóng góp của hai bên.




    Điều 87. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

    Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này.

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

     

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

     

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

     

    2. Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác.

     

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

     

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

     

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

     

    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

     

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.


    QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

    Điều 100. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

    1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

    2. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

    3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.

    4. Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.

    Điều 101. Áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

    Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc quy định trong Luật này.

    Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.

    Điều 102. Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

    1. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

    Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định.

    2. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đăng ký kết hôn, giải quyết các việc về nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu việc đăng ký, giải quyết đó không trái với pháp luật của nước sở tại; có trách nhiệm thực hiện việc bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

    3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ có yếu tố nước ngoài, xem xét việc công nhận hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài theo quy định của Luật này và các quy định khác của  pháp luật Việt Nam.

    Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

    Điều 103.  Kết hôn có yếu tố nước ngoài

    1.  Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

    Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

    2. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

    Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

    1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.

    2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.

    3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

    4. Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    Điều 105.  Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

    1. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam hoặc nhận trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải tuân theo quy định của Luật này và quy định trong pháp luật của nước mà người đó là công dân về điều kiện nhận nuôi con nuôi.

    Việc công dân Việt Nam nhận trẻ em là người nước ngoài làm con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận tại Việt Nam.

    Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.

    2. Trong trường hợp việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi  được xác định theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc chấm dứt nuôi con nuôi được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của con nuôi.

    Điều 106. Giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

    1. Việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam, việc giám hộ được đăng ký tại Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

    2. Trong trường hợp việc giám hộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được thực hiện tại nước ngoài thì quyền và nghĩa vụ giữa người giám hộ và người được giám hộ được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của người giám hộ.


    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 05/06/2011 06:35:43 CH Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 05/06/2011 06:31:31 CH Cập nhật bởi caythongnoel ngày 05/06/2011 01:24:13 CH

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    locthanh (07/06/2011)
  • #108131   05/06/2011

    asiacortex
    asiacortex

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


     Cảm ơn lời góp ý của bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #108134   05/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     caythongnoel à, em nên chú trọng vào chủ đề mà cô asiacortex muốn hỏi nhé!
     Cô không hỏi về vấn đề tài sản, mà cô chỉ chú trọng vào việc Hiên nay tôi đã kết hôn với người khác và muôn đón các con tôi về như vây liệu tôi có được tòa giải quyết cho nuôi con???( vì tôi là người bỏ đi và để các con của tôi ở lại ) Tôi rất mong sự hướng dẫn của luậ sư.

     Vấn đề này, cháu nghĩ cô nên tìm đến cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) để biết thêm chi tiết cô nhé! Hoặc cô tìm đến một văn phòng LS uy tín để được tư vấn chi tiết hơn.

     Chúc cô vui vẻ!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #108147   05/06/2011

    J.C.ulaw.luan
    J.C.ulaw.luan
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (168)
    Số điểm: 1078
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    + Về mặt luật định : theo tôi chị vẫn có cơ sở để nhận lại cháu. vì tuy ba của 2 cháu đã tiến hành thủ tục nhận lại con nhưng chị vẫn là mẹ của 2 cháu. Do đó, đầu tiên chị nên thỏa thuân với người đó. Nếu thỏa thuận k được thì chị nên đưa ra Tòa giải quyết. Pháp luật k công nhận quan hệ vợ chồng giữa chị và người ấy. Tuy nhiên pháp luật vẫn giải quyết nếu chị có đơn yêu cầu Tòa án về việc nuôi con. Cần chú ý là con từ 3 đến 9 tuổi luật quy định khá mập mờ , không chắc chắn nên chủ yếu là chị phải chứng minh được cho Tòa thấy mình thật sự có điều kiên chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu (có thể chị cần nêu sự đồng tình của chồng mới của chị trước tòa )......và cũng có những động thái tinh thần để các cháu hướng về việc thích ở với mẹ. Ngoài ra cũng cần phải nêu nguyên nhân của việc chị ra đi ..... all những điều này đều nhằm cho việc Tòa nhận thấy được rằng Chị mới xứng đáng, đủ điều kiện nuôi cháu.

    Trên đây là những hiểu biết thực tế của tôi ! Có thể giúp chị xác định được những gì mình cần làm. Còn cụ thể thì chị nên trình bày và nhờ 1 VPLS nào đó giúp đơ như KD nói ở trên.
    Chúc chị thành công ! 
    Trân trọng!

    "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!"

    Trần Hoàng Luân

    Tư vấn pháp lý miễn phí và thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp, dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, doanh nghiệp, kế toán, giấy phép lao động ... và các lĩnh vực pháp lý khác.

    Email: hoangluan.luatsuvietnam@gmail.com

    ĐT: 0948682349

     
    Báo quản trị |  
  • #108162   05/06/2011

    asiacortex
    asiacortex

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Rất cảm ơn sự góp ý của luật sư, đọc những dòng trênđây của luật sư tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn...
     Các con tôi đều rất muốn về với tôi nhất là con gái nhỏ, còn con gái lớn thì trước kia cháu vì thương cha sẽ ở một mình nên không chịu nhưng bây giờ cháu đã thay đổi rất nhiều, cháu đã muốn về với tôi, có lẽ vì mỗi lần về với tôi các cháu nhận được sự yêu thương chăm sóc ,quan tâm dạy dỗ của tôi rất nhiều hơn cha của chúng. Tôi cũng đã thương lượng với cha của các cháu nhưng ông ta cứ thay đổi luôn xoành xoạch , tuần này đồng ý tuần sau lại không rồi tuần sau lại đồng ý rồi lại không......Vừa rồi tôi muốn mang các cháu qua Singapore với tôi chơi khoảng hai tháng hè, và đưa các cháu đi du lịch đây đó, ông ta đã đồng ý và tôi cũng đã mua vé nhưng đến ngày đón thì ông ta đòi giấy hôn thú của vợ chồng tôi và visa của chồng tôi, rồi bảo :( vì sự an toàn cho lũ trẻ, nhỡ tôi có bị sao thì có thể liên lạc vớ chồng tôi....)nhưng tôi không tin ông ta vì ông ta luôn có đầu óc đen tối lên tôi sợ ông ta làm gì đó không hay anh hưởng đến sự nghiệp của chồng tôi, và dĩ nhiên là anh ấy cũng không đồng ý, mặc dù đã năn nỉ giải thích này nọ nhưng hắn cũng không chiu nên chúng tôi dàng phải bỏ vé, ông ta chẳng bao giờ cho các con tôi ra nước ngoài du lịchCòn về luật sư tôi cũng đã dến vài văn phòng nhưng có chỗ thì họ không nhiệt tình, còn có chỗ thì không có người phiên dịch( vì có yếu tố nước ngoài) còn có chỗ thì hẹn hết lần này đến lần khác nhưng vẫn chẳng động tĩnh gì, nên tôi thấy rất thất vọng.....
        Tôi đã xoạn song  lá đơn để gởi đến tòa nhưng hiện giờ tôi đang sinh sống ở nước ngoài, liệu tôi có thể gởi đơn theo đường bưu điện đến tòa án thành phố?? và tòa có giải quyết đơn từ gởi như vây không hay tôi phải trực tiếp về??
      

            Tôi Chân thành cám ơn thời gian quý báu của luật sư
    Cập nhật bởi asiacortex ngày 05/06/2011 10:58:23 CH Cập nhật bởi asiacortex ngày 05/06/2011 10:57:32 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #108255   06/06/2011

    J.C.ulaw.luan
    J.C.ulaw.luan
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (168)
    Số điểm: 1078
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    asiacortex viết:
    Rất cảm ơn sự góp ý của luật sư, đọc những dòng trênđây của luật sư tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn...
     Các con tôi đều rất muốn về với tôi nhất là con gái nhỏ, còn con gái lớn thì trước kia cháu vì thương cha sẽ ở một mình nên không chịu nhưng bây giờ cháu đã thay đổi rất nhiều, cháu đã muốn về với tôi, có lẽ vì mỗi lần về với tôi các cháu nhận được sự yêu thương chăm sóc ,quan tâm dạy dỗ của tôi rất nhiều hơn cha của chúng. Tôi cũng đã thương lượng với cha của các cháu nhưng ông ta cứ thay đổi luôn xoành xoạch , tuần này đồng ý tuần sau lại không rồi tuần sau lại đồng ý rồi lại không......Vừa rồi tôi muốn mang các cháu qua Singapore với tôi chơi khoảng hai tháng hè, và đưa các cháu đi du lịch đây đó, ông ta đã đồng ý và tôi cũng đã mua vé nhưng đến ngày đón thì ông ta đòi giấy hôn thú của vợ chồng tôi và visa của chồng tôi, rồi bảo :( vì sự an toàn cho lũ trẻ, nhỡ tôi có bị sao thì có thể liên lạc vớ chồng tôi....)nhưng tôi không tin ông ta vì ông ta luôn có đầu óc đen tối lên tôi sợ ông ta làm gì đó không hay anh hưởng đến sự nghiệp của chồng tôi, và dĩ nhiên là anh ấy cũng không đồng ý, mặc dù đã năn nỉ giải thích này nọ nhưng hắn cũng không chiu nên chúng tôi dàng phải bỏ vé, ông ta chẳng bao giờ cho các con tôi ra nước ngoài du lịchCòn về luật sư tôi cũng đã dến vài văn phòng nhưng có chỗ thì họ không nhiệt tình, còn có chỗ thì không có người phiên dịch( vì có yếu tố nước ngoài) còn có chỗ thì hẹn hết lần này đến lần khác nhưng vẫn chẳng động tĩnh gì, nên tôi thấy rất thất vọng.....
        Tôi đã xoạn song  lá đơn để gởi đến tòa nhưng hiện giờ tôi đang sinh sống ở nước ngoài, liệu tôi có thể gởi đơn theo đường bưu điện đến tòa án thành phố?? và tòa có giải quyết đơn từ gởi như vây không hay tôi phải trực tiếp về??
      

            Tôi Chân thành cám ơn thời gian quý báu của luật sư


    Cảm ơn chị ! Nhưng tôi không phải là Luật sư ! Tôi chỉ là sinh viên năm 3 Trường đại học luật HCM nhưng đang làm chuyên viên tại Công ty Luật Rạng Đông. Tuy nhiên những điều tôi đã trao đổi với chị là đúng luật và có căn cứ.

    Vấn đề chị hỏi tôi xin trả lời chị hoàn toàn có thể nộp qua bưu điện. Tuy nhiên theo tôi việc này là rất phức tạp vì chị đang ở nước ngoài nên việc thông báo về việc nộp án phí....rất khó khăn. Có thể dẫn đến việc tòa án sẽ không thụ lý. Vì vậy, theo tôi nghĩ :
    Thứ nhất, chị nên thỏa thuận lại với chồng cũ (tuy chị nói cực kỳ khó )nhưng có thể nhờ bà con, họ hàng người thân, tác động vào người vợ hiện giờ của ông ta..............đôi khi ta nên tính toán đến chuyện tiền bạc vào vấn đề này. Đây là cách đơn giản nhưng phải kiên trì thì mới được chị àh.
    Thứ hai, theo con đường tòa án thì chị phải về đây thì tốt nhất. Như tôi đã nói trong trường hợp dành quyền nuôi con này. Quan trọng là chị nên cho thấy được long quyết tâm của chị trước tòa (gác công việc vì muốn nuôi con nên về VN ....). Mặt khác, mọi thủ tục giải quyết cũng cần sự có mặt của chị..........Rất mong chị có thể hiểu được điều này.

    Chúc chị thành công!
    Phần nào em cũng hiểu được hoàn cảnh của chị nên nếu chị muốn về VN giải quyết thì em rất hoan nghênh chị đến với Công ty của em.Công ty em chuyên về lĩnh vực tố tụng nên em nghĩ sẽ có thể giúp được chị trong vấn đề này.

    Công ty Luật Rạng Đông
    Đ/c : 83 Nguyễn Du, Quận 1, tp Hồ Chí Minh
    Liên hệ : 08.38272626
    Hoặc qua em : Trần Hoàng Luân dt 0935872349

    Rất hân hạnh khi được giúp đỡ chị!
    Trân trọng!

    "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!"

    Trần Hoàng Luân

    Tư vấn pháp lý miễn phí và thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp, dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, doanh nghiệp, kế toán, giấy phép lao động ... và các lĩnh vực pháp lý khác.

    Email: hoangluan.luatsuvietnam@gmail.com

    ĐT: 0948682349

     
    Báo quản trị |  
  • #108168   05/06/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Kính chào cô asiacortex!
     Cháu xin chia sẻ cùng cô với bao nỗi niềm!
     Thật sự tình huống cô đưa ra cũng không đơn giản.
     Cô có thể soạn đơn theo mẫu và gửi cho Tòa án tỉnh nơi cô cư trú cuối cùng tại Việt Nam (qua đường bưu điện), Việc gửi đơn cô không phải trực tiếp về đâu.

     Chúc cô mau chóng được quyền nuôi con mình!
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #108283   06/06/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Em  chỉ đưa ra một vài cơ sở pháp lí để ng ta tham khảo chứ không có mục đích trả lời
    Cập nhật bởi caythongnoel ngày 06/06/2011 12:27:34 CH

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    locthanh (07/06/2011)