về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh.
Điều 31 Bộ Luật Dân sự nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó
Biện pháp nào để bảo vệ quyền nhân thân? Hiện nay, pháp luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ và khôi phục các quyền nhân thân của công dân. Theo đó, người xâm phạm quyền nhân thân của người khác thì dù cố ý hay vô ý thì đều có nghĩa vụ phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai; nếu xâm phạm danh dự nhân phẩm, uy tín thì phải bồi thường bằng một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm. Nếu chỉ xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín thì bồi thường thiệt hại tinh thần tối đa bằng 10 tháng lương tối thiểu (Do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ, hiện nay là 290.000 đồng/tháng). Nếu việc xâm phạm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thiệt hại tính mạng, người bị xúc phạm lo lắng, buồn phiền sinh ra bệnh tật, tự tử… thì riêng mức bồi thường thiệt hại tinh thần có thể đến tối đa 60 tháng lương tối thiểu.
Việc xâm phạm quyền nhân thân của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu ở mức độ thấp, tính nguy hiểm chưa đáng kể thì có thể bị Nhà nước xử lý hành chính; nếu nguy hiểm cho xã hội ở mức độ đáng kể thì người thực hiện hành vi ấy có thể bị xử lý hình sự theo các tội danh quy định trong Bộ luật hình sự như: tội làm nhục người khác (Điều 121), tội vu khống (Điều 122), tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226), tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy (Điều 253)…