Quyền mở lối đi ở bất động sản liền kề

Chủ đề   RSS   
  • #92559 03/04/2011

    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Quyền mở lối đi ở bất động sản liền kề

    Bài này mình đã post bên mục TƯ VẤN CỦA LUẬT SƯ nhưng vẫn muốn post qua bên này để mọi người cùng thảo luận:
    -Nội dung vụ việc:

    + Khu A trong bản đồ là khu gia đình chúng tôi đang sống. Từ khoảng năm 1990, Nhà máy bên cạnh khu A đã chia một phần đất cho công nhân làm việc tạo điều kiện ổn định nơi ở tạo thành khu A như bây giờ. Khu A được chia thành các phần đất bằng nhau cho mỗi người có nhu cầu, phần hẻm khu A được thể hiện trên bản đồ cũng thuộc vào phần đất mà nhà máy chia cho. Ban đầu, nhà máy chia đất cho công nhân nhưng chưa có con hẻm như bây giờ, đất mỗi gia đình đều tiếp giáp với đất của khu đối diên. Do, đó các gia đình đã thỏa thuận miệng với nhau giành ra một phần đất của mình tạo thành con hẻm phục vụ nhu cầu đi lại. Như vậy, con hẻm đó thực ra đã trở thành sở hữu chung của các hộ trong khu A. Không chỉ có vậy, hàng năm các hộ gia đình của khu A phải đóng tiền thuế đất bao gồm phần diện tích đất ở cộng với phần diện tích đất mà mỗi hộ đã giành ra để tạo ra con hẻm đó càng thêm khẳng định điều đó.

    +Vừa qua, Gia đình ông C có bán phần đất phía sau cho bà B (ban đầu, hai phần đất đó là thuộc sở hữu của ông C). Sẽ không có vấn đề phát sinh nếu như ông C khi bán đất cho bà B nhưng không giành cho bà B một phần đất để làm lối đi cho bà C làm lối đi và đề nghị khu A chúng tôi cho bà B mở lối đi ở phía con hẻm của khi A. Tất nhiên, chúng tôi không đồng ý bởi con hẻm đó không phải đường công cộng, chúng tôi phải đóng tiền thuế đất hàng năm cho cả con đường đó.Có thể thấy, sai lầm của chúng tôi là đã không dứt khoát ngay từ ban đầu, đã không tạo một ranh giới rõ ràng với khu nhà đối diện, để họ mở cửa phía sau ra khu đất của chúng tôi và có thể họ nghĩ rằng đây là đường công cộng.

    + Để chứng minh cho việc phản đối của chúng tôi là có căn cứ, tôi xin đưa ra một vài điểm như sau:
    -Thứ nhất, Ông C không có quyền mở lối đi trực tiếp qua khu đất của chúng tôi bởi thực tế cho thấy, ông ta sử dụng lối đi trước mặt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày, luật có quy định chủ sở hữu BĐS liền kề không có quyền mở lối đi qua BĐS liền kề nếu như không bị vây bọc bởi các BĐS khác (khoản 1, ĐIều 275, BLDS 2005).
    -Thứ hai, ông C bán đất cho bà B thì ông ta có nghĩa vụ giành cho bà B một phần đất làm lối đi cho bất động sản phía trong mà không có bồi thường. BĐS của bà C trong tình trạng bị vây bọc, nghĩa vụ mở lối đi cho bà B thuộc về ông C chứ không phải khu A (khoản 3, ĐIều 275, BLDS 2005)

    *Việc cho bà B mở lối đi qua con hẻm cũng không khó khăn gì, nhưng điều chúng tôi lo ngại rằng điều này có thể trở thành một tiền lệ, các gia đình khu đối diện cũng làm như vậy thì con hẻm sẽ trở thành đất công cộng trong khi chúng tôi vẫn phải đóng thuế đất hàng năm cho con hẻm đó !!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    10558 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #92617   04/04/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!
    "Do, đó các gia đình đã thỏa thuận miệng với nhau giành ra một phần đất của mình tạo thành con hẻm phục vụ nhu cầu đi lại. Như vậy, con hẻm đó thực ra đã trở thành sở hữu chung của các hộ trong khu A. Không chỉ có vậy, hàng năm các hộ gia đình của khu A phải đóng tiền thuế đất bao gồm phần diện tích đất ở cộng với phần diện tích đất mà mỗi hộ đã giành ra để tạo ra con hẻm đó càng thêm khẳng định điều đó."
    Xin bạn làm rõ thêm vài vấn đề để Dân luật có thể tư vấn cho bạn tốt hơn.
    Không biết là trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có phân biệt rạch ròi là có phần đất chung giữa các gia đình (phần con hẻm A) hay phần diện tích đất là mỗi gia đình "trích ra" đó để làm lối đi chung vẫn được thể hiện cụ thể trong mỗi sơ đồ quyền sử dụng đất của từng gia đình.
    Việc các gia đình có thỏa thuận với nhau, rồi đi đến thông nhất với nhau là trở thành sở hữu chung của con hẻm A...nếu không tuân theo các hình thức (hợp pháp hóa sự thỏa thuận trên) theo quy định của pháp luật, thì việc thỏa thuận trên sẽ không được pháp luật công nhận, từ đó đi đến việc phần đất mà các bên thỏa thuận, trích ra để làm lối đi chung vẫn sẽ thuộc về phần đất của mỗi gia đình, và trên thực tế, pháp luật chưa hề công nhận cho lối đi chung này.
    Bởi vậy, việc ông C bán phần đất theo đúng như sở đồ thửa đất được thể hiện trong quyền sử dụng đất (bao gồm cả phần diện tích làm lối đi riêng) là hoàn toàn hợp pháp. Vì là chủ sở hữu của phần đất do C bán, nên bà B có quyền đối với phần đất của mình, B có thể "xây từng" bít lối đi.
    Vì sự thỏa thuận không theo đúng hình thức pháp luật quy định nên lối đi chung đó chưa là hợp pháp, nếu các hộ (đã từng góp đất làm lối đi chung ở khu A) có khiếu kiện yêu cầu tòa án mở lối đi chung (bất động sản liền kề) thì Tòa án sẽ xem xét mức độ hợp lý nhất có thể để lối chung được hình thành theo đúng pháp luật. Lúc này việc giao dịch, mua bán sẽ không được thực hiện ở phần đất được dành làm lối đi chung này.
    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nkkhuy vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (04/04/2011)
  • #92668   04/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1)Thực tế chúng tôi chưa xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ. Nhưng theo tôi khu đất của chúng tôi đã được đo địa chính (có bao gồm diện tích phần hẻm) bởi nếu không đo đạc thì sẽ không có căn cứ để thu thuế đất.  Cũng không hiểu vì sao, năm 2007, khu tôi đã định làm thủ tục tục đăng ký xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ một lượt nhưng lại chưa được (Tôi thấy tờ đơn xin cấp mà bố mẹ tôi giữ là năm 2007).

    -Việc các gia đình có thỏa thuận với nhau, rồi đi đến thông nhất với nhau là trở thành sở hữu chung của con hẻm A...nếu không tuân theo các hình thức (hợp pháp hóa sự thỏa thuận trên) theo quy định của pháp luật, thì việc thỏa thuận trên sẽ không được pháp luật công nhận, từ đó đi đến việc phần đất mà các bên thỏa thuận, trích ra để làm lối đi chung vẫn sẽ thuộc về phần đất của mỗi gia đình, và trên thực tế, pháp luật chưa hề công nhận cho lối đi chung này.

    2
    ) Theo tôi thì việc thỏa thuận hay không cũng không quan trọng bởi phần đất mỗi gia định là của mỗi gia đình, mỗi hộ có thể tự đứng ra kiện bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu như tạo một thỏa thuận chung thì trong trường hợp kiện cáo sẽ sử dụng đến tập thể tạo thêm sức nặng.

    3) Do chúng tôi chưa tiến hành thủ tục làm sổ đỏ (do đó sẽ không kiện được ra tòa liên quan đến tranh chấp dân sự), do đó vụ việc trước tiến sẽ do UBND thị trấn giải quyết, nếu không ổn thoản sẽ khiếu nại quyết định hành chính , hoặc tiếp theo sẽ kiện ra tòa hành chính quyết định hành chính đó. Tuy nhiên, theo Luật tố tụng hành chính 2010 thì chúng tôi hoàn toàn có thể bỏ qua bước khiếu nại để đưa ra Tòa ra giải quyết (tiếc là bộ luật này đến 01/07/2011) mới có hiệu lực thi hành.
    4) Là một sinh viên luật, tôi thấy cần thiết phải tham gia vụ việc để tránh những vẫn đề phát sinh về tranh chấp có thể liên quan đến hình sự, nhưng dù sao đây cũng không thuộc chuyên ngành chính mình học nên có nhiều vẫn đề cần phải tìm hiểu. Có thể, nhân việc này tôi sẽ đứng ra đề nghị mọi người tiến hành làm sổ đỏ như vậy sẽ có căn cứ để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng với một anh sinh viên luật sắp ra trường còn thiếu kinh nghiệm, có những vấn đề trong quá trình hoàn tất thủ tục chắc hẳn sẽ thiếu sót và nghe nói họ cũng sách nhiễu lắm (không tại sao năm 2007 đã xin rồi mà chưa được). Cho mình hỏi luôn, nếu như khu đất đã được lập bản đồ địa chính, nếu có nhu cầu xem và sao chép có được không? Trong trường hợp mà phải nhờ đến Tòa án giải quyết thì việc cung cấp một bản sao bản đồ về khu đất của chúng tôi sẽ vô cùng cần thiết ?

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #92761   04/04/2011

    maianh_11
    maianh_11

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 11 lần


    chào bạn.
    Vấn đề bạn hỏi tôi xin trả lời.
    trên thực tế lô đất khu A bao gồm cả con hẻm đối diện, cấp sổ đỏ hay chưa là việc sớm muộn. việc gđ nhà ông C bán 1 phần diện tích của mình là hợp pháp ( nếu đủ điều kiện tách thửa ). Ông C có nghĩa vụ phải cắt 1 phần đất của mình làm lối đi cho bà C.
    Về phần lối đi khu A thuộc đất & sở hữu của khu A.
    Các hộ khu A làm đơn lên UBDN trình bày do an ninh của các hộ khu A ko đảm bảo( điển hình là có 1 vài hộ mất cắp lặt vặt). Vậy xin UBND cho phép làm cửa 2 đầu ngõ & xây bức tường đối diện để làm mái đỡ nắng mưa cũng để cho trẻ con có sân chơi.
    Nếu UBDN OK coi như các hộ khu A ko phải kiện tụng hay sợ ai dành phần đất của mình.
    Vài ý kiến trả lời nhanh của mình mong các hộ sớm giải quyết đc việc.

    Thân chào

    Lê Anh Ngọc.

     
    Báo quản trị |