Quyền lợi của tài xế và người tiêu dùng sau thương vụ Grab – Uber

Chủ đề   RSS   
  • #488624 02/04/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 951 lần


    Quyền lợi của tài xế và người tiêu dùng sau thương vụ Grab – Uber

         Trong những ngày vừa qua, những thông tin về Uber rút lui khỏi thị trường và bán mảng kinh doanh cho Grab đã làm cho tài xế và người tiêu dùng đứng trước những lo ngại về chất lượng cũng như quyền lợi sẽ bị ảnh hưởng.

         Ngày 26/3/2018, Grab chính thức thông báo thu mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, để đảm bảo việc chuyển giao được suôn sẻ, trong đó, các đối tác tài xế và người sử dụng của Uber có thể dễ dàng được tích hợp vào nền tảng ứng dụng của Grab. Grab đang tích cực chuẩn bị để chào đón các đối tác tài xế của Uber ngay sau khi họ đồng ý tham gia, để đảm bảo rằng mọi hoạt động đều diễn ra bình thường cho cả đối tác tài xế lẫn khách hàng.

    Quyền lợi của tài xế Uber ảnh hưởng ra sao?

    * Đối với tài xế tiếp tục hoạt động

         Dựa trên sự tự nguyện, sẽ chuyển qua nền tảng ứng dụng Grab khi có sự đồng ý của tài xế. Các tài xế khi chuyển qua Grab, quá trình hoạt động vẫn bình thường vẫn tự sử dụng xe riêng và liên kết với công ty thông qua app ứng dụng và bị trừ chiết khấu theo chuyến đi. Khi hợp nhất 2 nền tảng, người sử dụng Grab nhiều hơn tài xế sẽ nhận nhiều cuốc xe hơn, gia tăng thu nhập hay đó là điều kiện sản sinh ra những bất cập về cạnh tranh, về khoản chiết khấu sẽ tăng lên. Tất nhiên mọi dự đoán đều có thể xảy ra.

         Ra đời như một hình thức lao động mới, một câu hỏi được đặt ra, liệu người lao động làm việc trong mô hình như Grab có phải ký hợp đồng lao động không? Thực tế hiện nay, trong quan hệ giữa Grab và các tài xế từ việc xác định mình là đơn vị cung cấp ứng dụng chứ không phải là công ty vận tải, thời gian làm việc cụ thể thì tài xế sẽ là người chủ động nên hợp đồng giữa tài xế và Grab là hợp đồng dịch vụ chứ không phải hợp đồng lao động và giữa họ không có sự ràng buộc trách nhiệm về bảo hiểm cũng như trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng thì các tài xế sẽ không được hưởng những phúc lợi cơ bản.

          Các tài xế được ví như một nhà thầu, cung cấp dịch vụ chứ không được xem là nhân viên lao động của Doanh nghiệp - Chuyên gia Nguyễn Khắc Giang của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) cho biết. Điều này chứng minh cho sự tất nhiên quá trình chuyển đổi từ Uber qua Grab. Vậy ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho những tài xế khi không có hợp đồng lao động? Vẫn chưa có cơ chế kiểm soát nào cho đối tượng này, đây là một thực trạng mà hành lang pháp lý cần quan tâm. Với đề xuất tạo ra cơ sở quản lý lao động dưới hình thức công đoàn cho các tài xế là vấn đề Nhà nước nên ghi nhận và giải quyết.

    * Đối với tài xế “Bỏ việc”

         Đối với các tài xế đã làm việc tại Uber dù có hay không tiếp tục hoạt động cho Grab thì Uber cũng sẽ thanh toán các chuyến xe và chương trình thưởng tương ứng từ các cuốc xe mà tài xế hoạt động cũng như những vấn đề về yêu cầu trong giao đoạn chuyển tiếp. Hợp đồng hợp tác giữa Uber và các tài xế sẽ được xử lý như thế nào trong trường hợp này? Với cá nhân tôi, mặc dù không phải là hợp đồng lao động, tài xế sẽ không được hưởng những chính sách hỗ trợ nhưng trong mối quan hệ này cần lên tiếng cho quyền lợi của họ khi quá trình hợp tác chấm dứt một cách đột ngột và mang tính thách thức như vậy, đó là chưa kể đến những tài xế bị khóa tài khoản Grab thì coi như không có cơ hội quay lại với ứng dụng công nghệ tại Grab.

    Quyền lợi người tiêu dùng?

         Grab sẽ làm việc chặt chẽ với các hợp tác xã và đối tác vận tải nhằm đảm bảo những lợi ích và chương trình thưởng cho khách hàng. Riêng với tài khoản Uber của hành khách sẽ không được bảo lưu ở Đông Nam Á. Nếu là khách hàng mới sẽ cài đặt ứng dụng và đăng ký tài khoản để sử dụng và giá tiền của mỗi chuyến đi vẫn dựa theo hành trình di chuyển mà khách hàng đã nhập, cộng với phụ phí giá linh hoạt dựa trên nhu cầu đi lại và lượng xe hiện có trong khi vực vào thời điểm đặt xe, cũng như thời gian ước tính cho cả hành trình - đại diện Grab tại cho biết.

    Đề cập đến vấn đề này, có thể thấy người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được thời gian trong việc tìm kiếm phương tiện di chuyển. Nhưng xét về mặt thực tế, có thể đánh giá quyền lợi lần này của người tiêu dùng mất nhiều hơn là “được. Từ những “lo lắng” trong việc độc chiếm thị trường, Grab dễ dàng tự làm giá, còn các chương trình khuyến mãi hay giảm giá dù không còn được như trước thì người tiêu dùng cũng không có lựa chọn nào khác,…

    Grab có “Độc quyền”?

        Những dự đoán khi Grab “một mình một cõi” với thương vụ lần này thì đây quả là thỏa thuận sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực. Là một phần của thỏa thuận thu mua, Uber giữ 27,5% cổ phần trong Grab.

        Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 thì các trường hợp sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập. Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan. Hiện nay Uỷ ban quản lý cạnh tranh vẫn đang làm rõ thương vụ này với đảm bảo sẽ không một nhà đầu tư nào thống lĩnh thị trường.

        Sự sáp nhập lần này không ngoại trừ những tính toán về quyền lợi cho cả tài xế và người tiêu dùng về thị trường rộng lớn với hy vọng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng và tăng thêm thu nhập cho tài xế. Trong tương lai với sự phát triển của một mô hình công nghệ thì khả năng của Grab và các doanh nghiệp tương tự về phần mềm vận tải tồn tại và nâng tầm là điều có thể hy vọng. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần có cơ chế đảm bảo cho những người lao động bằng những chế độ đảm bảo cụ thể để họ yên tâm trên đường dài.

     

     
    8789 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    nguyenty2468 (23/04/2018) TuyenMyn (08/04/2018) UBNDMYDUC (04/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488730   04/04/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Thương vụ này có vẻ khá hot, mọi người vẫn rất quan tâm về việc nêu sứ chiếm lĩnh ở đây của grab có phải tuân theo pháp luật cạnh tranh. Đúng như căn cứ mà chủ thớt bài viết trích dẫn, sự ảnh hưởng nếu như chiếm lĩnh thị phần sẽ gây ra cạnh trạnh không lành mạnh nên cần phải thông báo cụ thể cho cơ quan quản lý theo quy định

     
    Báo quản trị |  
  • #489017   08/04/2018

    Kể từ khi ra đời thì số lượng người sử dụng Grab không những không giảm mà còn tăng lên rất nhiều, không chỉ rẻ hơn mà còn nhanh hơn rất nhiều. Chính những tiện ích như vậy rất khó để người dùng rời bỏ việc sử dụng Grab, tuy nhiên với vụ việc Grab và Uber hiện nay thì rất dễ xảy ra tình trạng Grab "làm giá" và không còn nhiều ưu đãi cho người tiêu dùng nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #567543   31/01/2021

    Nếu không có cơ sở pháp lý để xử lý, những hành vi tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Cơ quan chức năng khó có thể can thiệp để đảm bảo môi trường cạnh tranh quốc gia lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh công nghiệp 4.0 lan rộng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573730   18/07/2021

    Không thể không nói là từ khi Grab xuất hiện đến nay, đã phải chịu không ít sự cạnh tranh của các thương hiệu xe điện tử khác như Goviet, Gojek, Bee,... Tuy nhiên, Grab vẫn luôn giữ được vị thế của mình trong lòng khách hàng và ngày càng phát triển dịch vụ của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #575980   30/09/2021

    Đây là vụ việc điển hình mua bán sáp nhập, tập trung kinh tế thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh thị trường trong nước.

    nếu không có cơ sở pháp lý để xử lý, những hành vi tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Cơ quan chức năng khó có thể can thiệp để đảm bảo môi trường cạnh tranh quốc gia lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh công nghiệp 4.0 lan rộng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #577664   30/11/2021

    Loại hình này phát triển nhanh nghĩa là được người tiêu dùng hưởng ứng nên nhà nước cần xem xét để có quyết định phù hợp. Quan trọng bây giờ là Bộ Giao thông Vận tải tính toán cơ chế nào để quản lý nhằm không bị mang tiếng là quản không được thì cấm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hieuan165@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/12/2021)