Quyền lợi của người phụ nữ bị chồng li hôn

Chủ đề   RSS   
  • #75564 28/12/2010

    tiger96

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền lợi của người phụ nữ bị chồng li hôn

    -Tôi kết hôn năm 1995 và có 1 con trai sinh năm 1996. Hiện nay Chồng tôi là bộ đội cấp thiếu tá, tôi là CBCNV nhà nước. Từ khi lấy chồng năm 1995 đến nay tôi ở với bố mẹ chồng (giấy tờ nhà mang tên ông, bà). Từ năm 1995 đến 2007 tôi ăn chung với ông bà và nộp tiền ăn hàng tháng.

    -Từ năm 2007 đến nay do chi phí cho con tôi học hành nhiều nên tôi ko có tiền nộp cho ông bà nên tôi ko ăn cùng ông bà nữa (chồng tôi chưa bao giờ nộp tiền lương cho tôi từ khi kết hôn vì là bộ đội lại thường xuyên xa nhà, 1 tuần về 1 hoặc 2 lần)

    -Mọi trang thiết bị đồ dùng trong gia đình do 1 tay tôi tự mua sắm. Tôi lo mọi chi phí và đưa đón con đi học từ khi cháu học lớp 1 đến nay năm nào cháu cũng là Học sinh giỏi. Tôi sống cùng bố mẹ chồng chưa bao giờ xảy ra cãi nhau. Tôi và chồng tôi cũng chưa từng xảy ra to tiếng bao giờ chỉ thỉnh thoảng có mâu thuẫn nhỏ với lý do tôi đòi chồng đưa lương về mà thôi.

    -Đến nay chồng tôi viết đơn gửi toà đòi đơn phương li hôn tôi vì tôi ko biết chăm sóc gia đình và hay đi làm về muộn (tôi về muộn là do phải đi đưa đón con đi học thêm và làm thêm để có thu nhập ngoài mức lương nhà nước mới đủ chi phí cuộc sống vì chồng ko đưa lương).

    #c0504d;">Vậy cho tôi hỏi:
    - Với lý do của chồng tôi nói với toà về tôi là #c0504d;">tôi không biết chăm sóc gia đình, tình cảm chồng tôi ko còn với tôi. Thì toà có giải quyết ly hôn không? 

    - Nếu giải quyết ly hôn tôi có những quyền lợi gì

    - Chồng tôi có được nuôi con hay không khi từ bé đã không chăm sóc con (khi ở toà tôi đã ghi là thu nhập chính của tôi chỉ đủ cho tôi chi phí sinh họat chứ không đủ chi phí cho con vì nếu con đi cùng phải thuê nhà đủ tiện nghi để con tôi ở đoàng hoàng. Còn nếu 1 mình tôi ra đi thì tôi có thể thuê 1 gian nhà nhỏ ko cần tiện nghi) và trong bản tự khai của con là nếu bố cương quyết đòi li hôn mẹ thì cháu sẽ xin ở với mẹ và không bao giờ muốn gặp bố nữa.

    -Nếu tôi nuôi con thì chồng tôi phải trợ cấp bao nhiêu tiền 1 tháng và bằng cách nào?? Vì khi còn yêu thương thì đã rất khó lấy được lương của anh ấy. Tôi có thể đến cơ quan anh ấy lĩnh không??

     
    10846 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #75693   28/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    chào chị tiger96

    Trước tiên, tôi xin cảm thông và chia sẻ những khó khăn mà chị đang gặp phải, tôi xin tư vấn cho chị như sau:

    Thứ nhất về quyền ly hôn, luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định

    Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn

    Như vậy trong trường hợp trên thì chồng chị có quyền yêu cầu Tòa giải quyết việc ly hôn

    Về căn cứ để Tòa án cho ly hôn.( nghị quyết số 02 năm 2000)

    8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)

    a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

    - Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

    - Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

    a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

    a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt

    như vậy thì theo như những gì chị trình bày thì  rất có thể Tòa sẻ thụ lý và giải quyết việc ly hôn nhưng không phải với lý do như chồng chị trình bày.

    Những quyền lợi của chị khi ly hôn là:

    Chị có thể có quyền nuôi con, có quyền sở hữu những tài sản riêng của mình, có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng. Tài  sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật là.

    Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung

    Tài sản riêng

    Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

    2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

    Ngoài ra chị có quyền yêu cầu phân chia khối tài sản của chị trong khối tài sản của gia đình nhà chồng nếu có đóng góp .

    Nếu chị là người trực tiếp nuôi con ( và theo những gì chị trình bày thì tôi nghĩ Tòa sẻ giao con cho chị nuôi)  thì chị có quyền yêu cầu chồng chị cấp dưỡng cho cháu, mức cấp dưỡng do 2 bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết.

    Điều 18. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, mức cấp dưỡng(nghị định số 70)

    1. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bằng tiền hoặc bằng tài sản. Nghĩa vụ cấp dưỡng được ưu tiên thực hiện theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc hàng năm.

    2. Việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo phương thức cấp dưỡng một lần quy định tại Điều 54 của Luật Hôn nhân và gia đình được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Do người đư���c cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thoả thuận với người có nghĩa vụ cấp dưỡng;

    b) Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và được Toà án chấp nhận;

    c) Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và được Toà án chấp nhận trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thường xuyên có các hành vi phá tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà hiện có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần;

    d) Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng một lần có thể được gửi tại ngân hàng hoặc được giao cho người được cấp dưỡng, người giám hộ của người được cấp dưỡng quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    4. Người được giao quản lý khoản cấp dưỡng một lần có trách nhiệm bảo quản tài sản đó như đối với tài sản của chính mình và chỉ được trích ra để bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng

    Nếu anh ấy không thực hiện việc cấp dưỡng thì chị có thể yêu cầu Tòa án buộc anh ấy cấp dưỡng

    Điều 20. Buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (nghị định số 70)

    1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình mà không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thì theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình, Toà án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

    2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

    3. Theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp dưỡng do Toà án quyết định.

    Thực ra vấn đề này khá rộng nên cũng khó để tư vấn một cách đầy đủ cho chị một cách đầy đủ được để biết được các quyền lợi của mình chị có thể tham khảo thêm các văn bản có liên quan sau

    #00b0f0;">Luật hôn nhân gia đình năm 2000

    #00b0f0;">Nghị quyết: Số 02/2000/NQ-QH10

    #00b0f0;">Nghị định: Số 70/2001/NĐ-CP

    Hi vọng những thông tin trên phần nào giúp được chị

    thân ái!

    Cập nhật bởi quyetquyen945 ngày 28/12/2010 05:12:39 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #75804   29/12/2010

    tiger96
    tiger96

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn những giải thích của Luật sư.

    Xin phép cho tôi được hỏi thêm 1 chút nữa ạ:

    - Tôi không có tài sản chung với chồng mà chỉ là tài sản tôi tự bỏ tiền ra mua là những đồ dùng hàng ngày như: tivi, tủ lạnh, máy giặt, bếp ga.....

    Hỏi: Tôi có được mang theo khi li hôn không?

    - Trong thời gian chung sống tôi phải giải quyết và trả tiền cho chồng những khoản chi tiêu của chồng tôi như: CHồng tôi gây tai nạn và làm chết người - phải bồi thường. Gửi tiền cho CHồng đi học từ những năm đầu bước vào quân ngũ....


    Hỏi: Tôi có được bồi hoàn theo hóa đơn và chứng từ còn giữ lại không?

    Hỏi:  Sau khi toà án có quyết định li hôn thì tôi có còn được ở lại nhà bố mẹ chồng trong thời gian bao lâu vì chưa tìm được nhà để chuyển đi?


    Hỏi: Với mức lương 5tr/tháng của chồng tôi thì theo quy định của toàn án thì chồng tôi phải trợ cấp nuôi con là bao nhiêu?

    Một lần nữa xin cảm ơn những tư vấn hữu ích của luật sư giúp tôi vượt qua vấn đề này 1 cách tự tin hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #75818   29/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào chị trước hết tôi xin đính chính lại 1 xíu, tôi chỉ là sinh viên thôi không phải là luật sư đâu

    Tôi xin trả lờ các câu hỏi của chị như sau:


    Thứ nhất, về nguyên tắc  việc phân chia tài sản chung của vợ chồng hay mức cấp dưỡng... thì các bên
    thỏa thuận với nhau... nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết.

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Vì thế trước tiên chị và anh nên thỏa thuận với nhau về những vấn đề trên dựa trên những cơ sở của pháp luật mà hôm trước em đã cung cấp để giảm được các hệ quả khác và cũng giúp việc ly hôn được tiến hành nhanh hơn.

    Hỏi: Tôi có được mang theo khi li hôn không?

    Chị à, theo như quy định của luật HNGD điều 27 thì những tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng chị nên chị không hoàn toàn có quyền mang đi. Chị chỉ có thể mang đi khi chị chứng minh chị dùng tài sản riêng của mình( có trước khi kết hôn, được tặng cho riêng, thừa kế riêng) để mua thôi, còn nếu chị dùng tiền luơng của chị để mua thì không được đâu.

    Còn về khoản tiền mà chị đã dùng để bồi thường cho việc anh ấy gây chết người và gửi cho anh ấy đi học thì theo tôi chị không nên "đòi" bởi dẫu sao cũng là vợ chồng ngần ấy năm, cùng đầu gối tay ấp, hơn nữa là vợ chồng thì phải có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc giúp đở lẫn nhau cùng nhau xây dựng một gia đình ấm no hạnh phúc mà chị...chị hiểu ý em chứ..


    Vấn đề về lưu trú tại nhà của bố mẹ chồng thì không được đâu chị ạ bởi vì luật chỉ quy định một trường hợp được lưu trú duy nhất khi ly hôn đó là:

    Điều 30. Giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn đối với nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên

    1. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung, thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Bên vợ hoặc chồng sở hữu nhà có nghĩa vụ hỗ trợ cho bên kia tìm chỗ ở mới, nếu bên kia có khó khăn và không thể tự tìm được chỗ ở mới. Bên chưa có chỗ ở được lưu cư trong thời hạn 6 tháng để tìm chỗ ở khác.

    Hỏi: Với mức lương 5tr/tháng của chồng tôi thì theo quy định của toàn án thì chồng tôi phải trợ cấp nuôi con là bao nhiêu?


    Về mức cấp dưỡng thì sẻ căn cứ vào những nhu cầu thiết yếu của cháu, nhu cầu thiết yếu được hiểu là những chi phí để phục vụ cho việc sinh hoạt, học tập
    #0c0c0c;">của cháu...những chi phí cho nhu cầu vui chơi giả trí sẻ không được tính.
    #0c0c0c;">

    #c0504d;"> Chị có thể tham khảo thêm

    #0c0c0c;">11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

    #0c0c0c;">Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

    #0c0c0c;">a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    #0c0c0c;">Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

    #0c0c0c;">b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

    #0c0c0c;">c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

    #0c0c0c;">d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    #0c0c0c; font-size: 13px;">Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác
    #0c0c0c; font-size: 13px;">
    #0c0c0c; font-size: 13px;"> Hi vọng chỉ sẻ sớm giả quyết được vấn đề để tiếp tục nuôi dạy cháu thật tốt, nếu cần thêm thông tin chị có thể hỏi các thành viên của diễn đàn sẻ luôn sẳn sàng giúp đỡ chị.
    #0c0c0c; font-size: 13px;">
    #0c0c0c; font-size: 13px;"> thân ái!!!
    #0c0c0c; font-size: 13px;">
    #0c0c0c;">


     
    Báo quản trị |