Theo thông tin bạn cung cấp, đồng nghiệp của bạn là viên chức.
- Nếu đồng nghiệp của bạn bị cho thôi việc khi là do chương trình tinh giản biên chế thì việc chấm dứt hợp đồng là đúng pháp luật.
- Nếu không có chương trình tinh giản biên chế, phải tuân theo luật viên chức 2010
Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52( khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc) và khoản 1 Điều 57 của Luật này(Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.);
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với viên chức phải có một trong các căn cứ quy định tại điều 29 nêu trên. Nếu không có căn cứ, người bị chấm dứt hợp đồng có thể đi khiếu nại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
b) Nếu cứ giữ nguyên hợp đồng thế nhưng xin chủ trương lấy nguồn chi chuyên môn tiết kiệm để trả lương cho đồng nghiệp tôi được không?
Theo điều 9 nghị định 204/2004
Điều 9. Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương
1. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.
3. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.
4. Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà vẫn còn thiếu.
Như vậy, nguồn chi chuyên môn tiết kiệm không thuộc nguồn nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương nên không thể làm như đề xuất của bạn.
2. Có căn cư nào để đồng nghiệp tôi được lấy bảo hiểm 1 lần không ?
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014, các trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần là:
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Theo đó, các trường hợp tại điểm b,c,d thì không chỉ cần người lao động có yêu cầu thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nếu không thuộc các trường hợp tại điểm b,c,d thì phải thuộc điểm a Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; tức là chỉ áp dụng cho đối tượng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. do vậy, nếu không có các căn cứ quy định tại các điểm b,c,d thì đồng nghiệp của bạn không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà phải chờ để hưởng lương hưu.
3 Hợp đồng bảo vệ
- Nếu việc chấm dứt hợp đồng lao động của cơ quan bạn là đúng pháp luật thì việc hỗ trợ đồng nghiệp bạn hợp đồng bảo vệ là đúng. Mức lương cũng là hợp pháp vì công việc bảo vệ là công việc theo hợp đồng lao động nhưng lại áp dụng cách tính lương như công chức, viên chức. Do vậy sẽ áp dụng mức lương cơ sở để tính lương (hiện tại là 1.300.000 đồng).
Theo phụ lục tại bảng 4 ban hành kèm theo nghị định 204/2004
Áp dụng bảng lương trên, có thể tính được mức lương thấp nhất được áp dụng đối với bảo vệ là: 1300000 * 1,5 + 1300000*1,5*8%=2106000 đồng.
Vậy, với mức lương 2.500.000 đồng đã lớn hơn mức lương với hệ số 1,5 nên không trái pháp luật.
- Theo luật BHXH 2014, đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng đã là đối tượng đống bảo hiểm xã hội và không có ngoại lệ. Bởi vậy, không có cách nào không đóng bảo hiểm mà hợp pháp.
Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658
Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;
Email: luatsuthanhtung@gmail.com;