Quyền lợi của con cái khi người cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #77481 06/01/2011

    Phamthuy234

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền lợi của con cái khi người cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

    Năm nay tôi 25t. Ba mẹ tôi ly hôn khi tôi khi tôi 3 tuổi....tôi ở với mẹ và ba tôi có trách nhiệm cấp dưỡng mỗi tháng 200.000VNĐ nhưng ông chỉ thực hiện được vài tháng và sau đó thì nói sẽ làm 1quyển sổ tiết kiệm rồi gửi dần tiền vào đấy cho đến năm tôi 18 tuổi sẽ đưa quyển sổ tiết kiệm đó cho tôi....

    Nhưng ông đã không làm được như vậy và cũng không lần nào gọi điện hay đến thăm tôi...Ba tôi là người miền Nam và hiện đang sống trong Nam, đã có vợ và con.

    Cách đây hơn 4 năm tôi có gọi điện vào Nam gặp ông và hỏi ông về khoản tiền trợ cấp nhưng ông viện lý do hoàn cảnh khó khăn trong khi ông và vợ vẫn đi làm, vẫn có khả năng mua nhà (dù là trả góp)

    Hiện giờ hoàn cảnh nhà tôi khá khó khăn vì mẹ tôi ốm đau, không đi làm, 1 mình tôi lo cho gia đình, nên tôi muốn ba tôi thực hiện trách nhiệm ngày xưa ông chưa thực hiện.

    Vậy tôi muốn hỏi quyền lợi của tôi có đòi được không, nếu Ba tôi vẫn không chịu thực hiện thì tôi có thể gửi đơn nhờ pháp luật can thiệp được không?

     
    8902 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #78289   11/01/2011

    giangleki
    giangleki

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn

    Theo mình, việc cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của người cha, mẹ với con cái khi đã li hôn. Phương thức cấp dưỡng và mức cấp dưỡng là do các bên thỏa thuận.

    Chính vì vậy bố mẹ bạn đã thỏa thuận phương thức cấp dưỡng theo tháng với mức cấp dưỡng 200.000đ. Sau đó bố bạn đã chọn  phương thức cấp dưỡng một lần với mức cấp dưỡng 200.000đ một tháng nhân với số tháng kể từ thời điểm chấm dứt cấp dưỡng theo tháng đến khi bạn 18 tuổi để tính số tiền cấp dưỡng.

    Bây giờ bạn đã 25 tuổi, không ở trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự nên đã chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của bố bạn ko thể đòi cấp dưỡng bổ sung khi gặp tình trạng khó khăn

    Nếu bố bạn  hoàn toàn có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi đã trừ đi các khoản nhu cầu thiết yếu về đi lại, ăn mặc, chữa bệnh ... theo mức giá trung bình tính ở Tp HCM thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó

    Chú ý là nghĩa vụ cấp dưỡng gắn liền với nhân thân nên bà vợ mới của bố bạn ko có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bạn, những tài sản chung như tiền lương hàng tháng, nhà mua chung ... theo điều 27 luật hôn nhân gia đình năm 2000 thì ko thuộc tài sản chứng minh có đủ khả năng cấp dưỡng.

    Nếu bố bạn chứng minh mình ko có khả năg cấp dưỡng cho bạn thì ko phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
    Mẹ của bạn cũng có thể nhận được nghĩa vụ cấp dưỡng từ bố của bạn nếu gặp khó khăn trong đời sống theo

    Điều 60. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn:Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

    Như vậy ,nếu bó bạn mà có đủ khả năng cấp dưỡng mà ko cấp dưỡng thì bạn có thể nhờ pháp luật can thiệp. Bố bạn có thể bị xử lí hành chính theo điều 12 nghị định 87/2001/NĐ-CP

    Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về cấp dưỡng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

    2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
    Hoặc bị xử lí hình sự theo điều 152 BLHS và vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
    đó là ý kiến của mình ,mong là giúp được bạn

    Cập nhật bởi giangleki ngày 11/01/2011 10:49:25 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #78483   12/01/2011

    Phamthuy234
    Phamthuy234

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý m là mình muốn đòi số tiền cấp dưỡng 18 năm trước của m mà đáng ra m được nhận. chứ k fải bổ sung bây giờ.Vậy có đòi được không hả b. Nếu ba m cố tình lơ đi thì m có thể kiện ba mình và lấy lại số tiền đấy được không
    Cám ơn bạn :)
     
    Báo quản trị |  
  • #78677   12/01/2011

    giangleki
    giangleki

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ơ ,mình nhớ là đã trả lời ở trên nhưng có lẽ là tính mình hay trả lời lòng vòng nên bạn ko đạt được mục đích
    mình xin trả lời 2 ý như sau
    1- Bạn hoàn toàn có quyền đòi số tiền đó
     2- Cha bạn nếu ko thực hiện đưa số tiền đó thì bị xử lí vi phạm hành chính và phải trả toàn bộ số tiền cấp dưỡng trên
    Nếu đã bị xử lí vi phạm hành chính mà vẫn ko chịu trả tiền có thể sẽ bị xử lí hình sự nếu hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng
     
    Báo quản trị |  
  • #78680   12/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Bạn giangleki ơi!

    Theo nghị định 87/2001/NĐ-CP thì có quy định về thời hiệu xử phạt như sau: 

    "Điều 3. Thời hiệu xử phạt

    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

    2. Đối với người bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

    Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người vi phạm thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt không được áp dụng. Thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm người vi phạm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt".

    Vậy việc bạn này nay đã 25 tuổi, nghĩa vụ cấp dưỡng kết thúc vào năm bạn ấy 18 tuổi mà thời hiệu được tính từ ngày xẩy ra vi phạm vậy có phải là thời hiệu này đã hết và bạn này không được quyền đòi tiền cấp dưỡng nữa đúng không nhỉ? Việc bạn đòi được tiền cấp dưỡng chỉ có thể được ngay sau khi bạn đủ 18 tuổi mà bố bạn thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng mà thôi bạn ạ.

    Thân ái chúc cho bạn có nhiều sức khỏe để cố gắng chăm sóc phụng dưỡng mẹ bạn nhé!

     
    Báo quản trị |