Không ít những trường hợp tử tù có nguyện vọng hiến bộ phận cơ thể, xác của mình nổi bật có thể kể đến:
1. Tử tù Nguyễn Hải Dương (25 tuổi, kẻ chủ mưu vụ thảm sát 6 người một nhà tại Bình Phước) đã có mong muốn được hiến xác cho y học trước khi thhi hành án.
2. Nguyễn Văn Kỳ (46 tuổi, bị xét xử vì về tội Giết người) luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội, bào chữa cho Kỳ) cho biết bị cáo này mong muốn được hiến tạng nếu phải nhận mức án tử hình.
3. Mới đây nhất là Nguyễn Thị Thanh (55 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Bị cáo Thanh nói nếu tuyên y án tử hình thì xin được thi hành án sớm. Bị cáo nói: “Tử hình bị cáo xong thì hiến xác bị cáo cho y học”.
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Tuy nhiên với phạm nhân thì có quy định riêng, vì khi bị kết án và ngồi tù, họ đã bị tước đi một số quyền công dân.
Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định khi thi hành án tử đối với các bị án thì phải tiêm thuốc độc, khi đã tiêm thuốc độc vào người thì liệu cơ thể có đảm bảo để hiến tạng, hiến xác hay không là cả một vấn đề mà y học phải nghiên cứu. Muốn hiến tạng, hiến xác thì phải là một cơ thể “sạch”, phải đảm bảo được các điều kiện khoa học nhất định.
Ngoài ra, nếu người bệnh được cứu chữa liệu có tạo ra tâm lý rằng họ đang mangg một bộ phận của kể giết người, của một tử tù…
Từ góc độ cá nhân mình nghĩ thay vì tước đi mạng sống của họ, ta hãy để cho họ có cơ hội được chuộc lỗi lầm bằng cách cứu sống nhiều người khác. Đó cũng là việc làm nhân văn, khi tiến hành kiểm tra bộ phận nào có thể sử dụng ("kiểm tra kỹ") có thể sử dụng thì tại sao lại cấm. Còn các thành viên khác, các bạn nghĩ sao?