Vấn đề bạn nói khá hay, dưới đây là một số ý kiến của mình về vấn đề này.
Xét trên khía cạnh quyền lực Nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - HP 1992 sửa đổi.
Như vậy nếu cơ quan tư pháp đã ra một quyết định tư pháp, thì các cơ quan khác phải có sự phối hợp để thi hành quyết định này, tuy mình không biết chính xác CTN nằm ở đâu trong hệ thống ba hệ thống này (liệu đây có thể coi là một hạn chế của chế định CTN không nhỉ ???) nhưng cứ theo như HP thì bất cứ cơ quan nào cũng có trách nhiệm phối hợp thi hành quyết định của cơ quan tư pháp. Nếu CTN cũng là một chức danh thuộc cơ cấu BMNN, thì CTC cũng có trách nhiệm thi hành, hoặc tạo điều kiện để cho quyết định này được thực thi. Nhưng nếu cho phép CTN có quyền ra quyết định ân xá, tức là có quyền hủy bỏ một phần nội dung bản án của cơ quan tư pháp (hủy bỏ mức án), như vậy thì sẽ không đảm bảo được sự thống nhất, phân công và phối hợp nói trên.
Xét trên khía cạnh Nhà nước pháp quyền. Tính chất nổi bật nhất của NNPQ là không ai có thể đứng trên PL, kể cả NN. Nếu một hành vi đã đủ các điều kiện pháp lý để tuyên án tử hình, thì các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân theo quyết định này. Tuy những người có liên quan tới bản cáo trạng có quyền kháng cáo, nhưng không có nghĩa là bản kháng cáo này, sẽ bị sửa nếu nó thực thi đúng pháp luật. Nhưng việc cho phép CTN có quyền chấp thuận đơn xin ân xá, tức là cho phép tổ chức, đứng trên pháp luật (CTN làm việc này với tư cách một cơ quan NN). Như vậy là điều này không đúng khi mà NN ta đang xây dựng và tiến tới NN pháp quyền.
Xét trên mặt đạo đức xã hội, nguyên tắc của PL là không được trái với đạo đức xã hội, như vậy một người bị tuyên án tử hình, tức là hành vi của người đó, hoàn toàn trái với đạo đức xã hội, và việc tử hình người đó - loại người đó ra khỏi xã hội (một cá nhân bị tù chung thân không thể coi là loại khỏi xã hội được, khi người đó vẫn luôn tồn tại những mối quan hệ pháp lý, và các quan hệ khác với những người ở ngoài nhà tù ) là điều hoàn toàn tất nhiên. Nhưng việc chấp thuận ân xá, tức là loại bỏ khả năng tử hình người đó, như vậy việc này không phù hợp lắm với đạo đức xã hội. Nói không phù hợp lắm, thể hiện ở chỗ việc này phù hợp với số đông xã hội, nhưng không phù hợp với những người thân của bị cáo, và bị cáo. Nếu hành vi của bị cáo thỏa mãn việc bị cáo tuyên án tử hình, nhưng xét đến một số vấn đề khách quan và chủ quan về nhân thân bị cáo, hoặc các tình tiết khác của vụ án, thì việc chấp thuận ân xá vẫn có thể xảy ra.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.