Quyền Được Chết

Chủ đề   RSS   
  • #420258 31/03/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Quyền Được Chết

     
    Con người có quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc. Vậy họ có được quyền quyết định đối với việc chấm dứt sự sống của mình???  
     
    Quyền được chết hay còn gọi là quyền an tử là quyền nhân thân của cá nhân. Quyền được chết phát sinh đối với những bệnh nhân bị bệnh nan y nhằm giải thoát họ khỏi những đau đớn về thể xác, tinh thần. Quyền này được phát sinh trên cơ sở tự nguyện với mục đích nhân đạo.
     
    Đứng ở góc độ nhân quyền, sống và chết là hai khái niệm song hành với nhau. Quyền được chết chỉ phát sinh dựa trên ý chí tự nguyện của bệnh nhân. Với mục đích nhân đạo, tránh tình trạng kéo dài sự đau đớn, dằn vặt của người bệnh cũng như gia đình họ. Mang đến một cái chết nhẹ nhàng.
     
     
     
     
    Tuy nhiên, quyền được chết hiện nay đang vướng phải nhiều tranh cãi cũng như quan niệm trái chiều. Không một ai được can thiệp vào quyền sống chết của người khác trừ trường hợp Nhà nước áp dụng án tử hình. Việc trợ giúp hay bất kỳ hành vi nào làm chấm dứt sự sống của người khác đều là hành vi giết người.
     
    Ngoài ra, nguyên tắc xương sống của ngành y là cứu người. Nếu công nhận quyền an tử, phải chăng là khuyến khích việc chết chóc. Làm mất đi ý nghĩa của y học tâm đức.
     
    Hoặc giả việc công nhận an tử có làm biến dạng quyền này trên thực tế. Một người tuy rằng không muốn chết nhưng vẫn phải 'an tử"?
     
    Nhưng việc để một người phải sống dằn vặt, chịu nỗi đau đớn dày vò mà không thể cứu chữa. Liệu có nhân đạo hơn? Liệu chúng ta có thể cản nổi một người có ý định tự tự? 
     
    Việc công nhận hay không công nhận quyền an tử vẫn đang còn nhiều vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng.
     
    Việc công nhận quyền được chết nhằm hợp pháp hóa việc chấm dứt sự sống của người khác trong một số trường hợp thật sự cần thiết hay là mở ra một lối đi tiêu cực?  
     
    Hiện nay đã được một số quốc gia trên thế giới công nhận quyền được chết của cá nhân. Về mặt pháp lý, California được xem là bang đầu tiên của Mỹ công nhận quyền an tử với những bệnh nhân bị bệnh nan y. Họ được phép từ bỏ các biện pháp điều trị khi tin rằng sự sống sắp chấm dứt. 
     
    Ngoài ra, còn một số bang như Luxembourg, Washington, Oregon, Neveda, Bỉ.... Năm 2014, Bỉ đã hợp pháp hóa quyền được chết với trẻ em bị bệnh nan y và không thể cứu chữa. 
     
    Qua đây, ta thấy rằng an tử là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng nó đang dần được một số nước công nhận. Liệu Việt Nam có nằm trong danh sách những nước sẽ công nhận quyền an tử?
    Ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này? 
     
    Minh Trang  
     
     
    Cập nhật bởi trangfantasi ngày 31/03/2016 12:51:56 CH
     
    44544 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #478325   13/12/2017

    grovegroup
    grovegroup

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (63)
    Số điểm: 570
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Mình nghĩ quyền an tử có được công nhận ở Việt Nam hay không thì còn cả một khoảng thời gian khá dài nữa, nó tùy thuộc vào văn hóa và cách nhìn nhận của từng quốc gia. Các nước công nhận quyền này hầu hết đều cho rằng quyền an tử là vì mục đích nhân đạo. Tuy nhiên ở nước ta thì còn rất nhiều người không nhìn nhận như vậy. Họ cho rằng tự tước đoạt mạng sống của mình là một việc làm có lỗi với cha mẹ sinh thành (điều này dễ lí giải vì bắt nguồn từ văn hóa, tôn giáo). Mặt khác, nước ta quan niệm rằng bác sĩ là nghề cứu người, không thể có chuyện quy định bác sĩ phải tự mình kết thúc sự sống của người khác, điều đó đi ngược lại đạo đức nghề y. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478410   14/12/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Ở Việt Nam hiên nay, pháp luật chưa thừa nhận "quyền được chết"; tuy nhiên trong tương lai nếu có dự định về vấn đề này thì mình nghĩ việc quan trọng cần quan tâm đó là cơ chế quản lý, bởi nếu quyền này được thừa nhận thì về một mặt nào đó có thể sẽ điểm lợi dụng để gây tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #478466   14/12/2017

    nguyenduy303
    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (348)
    Số điểm: 2977
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 61 lần


    Theo mình nếu như pháp luật ghi nhận Quyền được chết này thì sẽ kéo theo nhiều hậu quả pháp lý, y tế, đạo đức,...Nếu như pháp luật không quy định chặt chẽ, không có cơ chế áp dụng rõ ràng thì sẽ dễ dàng dẫn đến việc lợi dụng, thiếu trách nhiệm, gây ra hậu quả rất xấu. Mà hậu quả này ảnh hưởng đến cả tính mạng con người.

    Vì vậy, nếu muốn thừa nhận quyền được chết thì phải nghiên cứu thật cẩn thận, quá trình này cần phải thật lâu dài và kỹ lưỡng. Mặc dù trên thực tế hiện nay, nhu cầu này là có thật trong người dân nhưng chưa có quy định, chưa phù hợp với sự phát triển của xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #480831   31/12/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Tuy nói chết chóc là một điều gì đó rất tồi tệ, kinh khủng nhưng nếu xét trong một số trường hợp thì quyền được chết lại thể hiện được nét nhân văn. Nhiều lúc con người mắc những bệnh hiểm nghèo, không có phương pháp chữa, chỉ chờ ngày chết. Cảm giác thật kinh khủng, quyền được chết như giải thoát cho họ. Giúp họ được chọn chết một cách êm ái nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #481099   04/01/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Theo mình “Quyền được chết là quyền nhân thân nên được bổ sung vào Bộ luật dân sự” Quyền được chết là quyền của một người trong việc tự chấm dứt cuộc sống của mình một cách có nhận thức. Về bản chất, quyền được chết là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân. Điều 19, Hiến pháp năm 2013 có nêu rõ mọi người có quyền sống. Nếu đã là quyền, con người có thể được tự do lựa chọn thụ hưởng hay từ bỏ. Quyền được chết có ý nghĩa như quyền tự do cuối cùng của con người. Về cơ bản, quyền được chết không mâu thuẫn với những quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên quyền được chết mang ý nghĩa pháp lý và xã hội to lớn nên phải xây dựng các quy định hết sức chặt chẽ để tránh tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng, xâm phạm tính mạng người khác. Về đối tượng, tất nhiên phải là người đó có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền là người này đang trong tình trạng không thể cứu chữa và họ có thư thể hiện nguyện vọng được chết, có sự xác nhận của bác sĩ và người thân. Trong xã hội ngày càng hiện đại nên có cái nhìn tân tiến hơn cả về sự sống lẫn cái chết. Chúng ta có nhiều luật và quy định bảo vệ quyền được sống cho con người nhưng đã quên về cái chết. Không có lý do gì chúng ta không có những quy định cụ thể để họ được chết trong êm ái khi y học đã vô phương cứu chữa. 

     
    Báo quản trị |  
  • #482912   21/01/2018

    f3ngohoang
    f3ngohoang

    Male
    Mầm

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:08/05/2017
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 605
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 8 lần


    Theo mình thì quyền được chết không nên áp dụng vì nó còn kéo theo nhiều vấn đề khác như thừa kế, nợ, con cái...vv

     
    Báo quản trị |  
  • #482929   21/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo như tác giả phân tích thì Sống là quyền của con người, mà quyền thì có thể tự từ bỏ. Biết rằng việc đó là đúng nguyên tắc về quyền-nghĩa vụ. Đặc biệt là nó phù hợp trong trường hợp người ta "sống không bằng chết".
     
    Tuy nhiên, việc chấp nhận cho con người có thể từ bỏ quyền Sống của mình là một vấn đề rất khó khăn, nhất là khi mà sự quản lý của mình chưa thật sự phát triển, sẽ có rất nhiều hệ lụy xảy ra, những vụ "giết người" mà khó có thể chứng minh...
     
    Hơn nữa, theo như tìm hiểu ủa mình thì một số nước trên thế giới quyền an tử này, nhưng chi phí cho mỗi người để được "gặp Chúa" lên tới hàng ngàn, thậm chí hàng triệu Đô là Mỹ. Đơn giản là việc tử hình một phạm nhân ở Việt Nam thôi thì chi phí cũng là vấn đề rồi, huống hồ chi người ta chết trong "hạnh phúc".
     
    Còn về việc nan y, những ca "sống không bằng chết' trong bệnh viên thì thật sự rất khó để tìm hiểu rằng người ta đã chết như thế nào...
     
    Báo quản trị |  
  • #482944   21/01/2018

    Con người không có quyền lựa chọn khi mình sinh ra nhưng khi chết thì lại khác. Mình không rõ là quyền được chết xuất hiện từ bao giờ nhưng có lẽ nó đã tồn tại và được thực hiện trước khi có một đạo luật nào đó quy định về nó. Tuy nhiên không phải cái gì cũng cứ quy định là được, đằng sau đó còn phải có cả cơ chế thực hiện và quản lý nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #482953   21/01/2018

    Ai cũng có quyền được chết, nhưng họ phải tự nguyện chám dứt cuộc sống của mình, người khác không được giúp đõ người khác chết, nếu không họ sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Việt Nam vẫn chưa quy định cái chết nhân đạo, giúp người khác cái chết nhẹ nhàng vì việc thực hiện còn quá nhiều bất cập, khó khăn. Ranh giới giữa giết người và giúp người khác chết rất mỏng manh, nhà làm luật nên cân nhắc kĩ trước khi đưa ra quy định về quyền được chết này.

     
    Báo quản trị |  
  • #482957   21/01/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Quyền được chết cũng là một quyền cơ bản của con người khi muốn thoát khỏi sự "hành hạ" của bệnh tật, như một số người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh kéo dài và kèm theo sự đau đơn thì quyền được chết là một giải pháp so với việc để cơn đau hành hạ mỗi ngày mà không biết bao giờ mình "ra đi". Tuy nhiên, cần quản lý chặt chẽ vấn đề này bởi khi đã chấp nhận đưa vào luật thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh từ phía người sử dụng quyền này cũng như các cơ quan quản lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #496233   06/07/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Quyền được chết này đã được xem xét và áp dụng vào luật ở một số nước dân chủ trên thế giới ví dụ như ở Thụy Sĩ..Đó quả là một quyền đáng xem xét, nếu ở trong tình trạng bệnh nặng, tật nguyền hay bệnh nan y và chỉ duy trì sự sống trong một số thời gian ngắn ngủi thì khoảng thời gian đó thực sự hành hạ người bệnh và cả gia đình. Quyền được chết đem lại cái nhìn mới về sự nhân đạo và cách giải quyết êm thấm nhất cho gia đình. Cá nhân mình ủng hộ khi xem xét về quyền này.

     
    Báo quản trị |  
  • #496243   06/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Quyền được chết - cái chết nhân đạo sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả về pháp lý, y tế, đạo đức. Nếu pháp luật quy định không chặt chẽ, cơ chế để thực hiện quyền không đảm bảo thì khó tránh khỏi việc lợi dụng, thiếu trách nhiệm... gây ra các hậu quả rất xấu đến nhân mạng, gây rối xã hội. Nếu muốn thừa nhận quyền được chết thì phải dựa trên cơ sở nghiên cứu cẩn thận mà quá trình đó là rất lâu dài, rất khó.

     
    Báo quản trị |  
  • #497490   22/07/2018

    Nếu như mình nhớ không nhầm thì hiện nay pháp luật nước ta không cho phép người kết liễu mạng sống người khác kể cả có sự đồng ý của người đó. Còn việc tự vẫn thì mình không thấy có uy định. Viêt Nam không nên cho phép tự vẫn như một số nước trên thế giới. Điều này rất dễ để kẻ xấu lợi dụng quy định này để thực hiện hành vi xấu

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500372   23/08/2018

    Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định cụ thể về quyền được chết trong luật. Tuy nhiên theo điều 19 Hiến pháp thì có quy địnhy về quyền được sống là một trong những quyền của con người. Trong khi đó, quyền này cũng cần được xem xét trong phạm vi thể hiện của Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế 1982. Bởi mình nghĩ theo nguyên tắc nhân đạo và tôn trọng quyền quyết định của con người thì họ có quyền được lựa chọn cái chết nếu như họ muốn và trong trường hợp bệnh quá nặng nên họ cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa. Đó cũng là một việc thể hiện sự tôn trọng quyền con người. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500397   23/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Theo mình, tại thời điểm này Việt Nam chưa thích hợp để công nhận quyền an tử. Nhiều đối tượng xấu sẽ lợi dụng quyền này để gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Nếu quyền an tử này được công nhận thì cũng cần phải rào trước đón sau và ấn định những điều kiện khắt khe khi áp dụng vào thực tế. 

     
    Báo quản trị |  
  • #500436   24/08/2018

    nhanhuynh1996
    nhanhuynh1996

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:17/08/2018
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 421
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 4 lần


    Theo mình "Quyền được chết" không phù hợp với xã hội Việt Nam, vì người Việt Nam rất xem trọng quan hệ tình cảm và huyết thống, xem gia đình, người thân là một phần không thể thiếu trong cuộc đời họ. Người xưa có câu "Còn nước thì còn tác" Cũng đã cho thấy được cho dù có chuyện gì xãy ra đi chăng nữa thì họ vẫn động viên người thân mình vượt qua tất cả. Cùng họp sức để giữ lấy mạng sống cho những người thân yêu của mình. Vì thế, " Quyền được chết" tuy nghe qua thấy rất hay những nó không phù hợp với xã hội của chúng ta hiện nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #500440   24/08/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


     

    Đối với  quyền được chết hay còn gọi là quyền “an tử” thì quan điểm của bản thân thì tôi về vấn đề này như sau:

    Thứ nhất, việc công nhận “quyền an tử” có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như sự lạm dụng của quyền này vào việc giết người có chủ đích. Ví dụ như: một người bị tai nạn giao thông nặng, thay vì được tích cực cứu chữa thì gia đình họ có thể yêu cầu áp dụng “quyền an tử” với lí do giảm sự đau đớn,…nhưng thực chất lại là sợ tốn kém cho viecj chữa trị; hay đối với những người già hơn, sức khỏe đã yếu, chỉ còn nằm chờ ngày ra đi thì con cháu có thể áp dụng điều này để sớm chia di sản….Đây chỉ là một số ít trường hợp tôi chợt nghĩ ra khi đọc đề tài này mà thôi.

    Bên cạnh đó việc công nhận “quyền an tự” còn không đúng với truyền thống đạo lý của con người và có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí của những người thực hiện việc này hay của cả người nhà của người được “an tử”.

    Thứ hai, hiện nay nước ta chưa có một quy định pháp luật nào cụ thể quy định về vấn đề này nên rất có thể sẽ dẫn đến việc áp dụng bừa bãi quyền này, dẫn đến không thực hiện đúng tinh thần của “quyền an tử”.

     Từ hai quan điểm nêu trên thì tôi nghĩ “quyền an tử” có thể sẽ là một quyền tốt nhưng chưa nên được áp dụng tại Việt Nam vào thời điểm này. Để áp dụng được quyền này thì cần phải có những quy phạm pháp luật cụ thể để điều chỉnh thì qua đó mới thể hiện đúng tinh thần của “quyền an tử”.

    Ngoài ra, nếu “quyền an tự” được công nhận thì Hiến pháp nước ta chắc cũng phải sửa đổi bỏi tại Điều 19 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

    “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

     
    Báo quản trị |  
  • #500460   25/08/2018

    chết là hết !!! n có 2 mặt lên chế tài để dùng luật này phải thật sự nghiêm ngặt.nói chung là khó 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500467   25/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Vấn đề “quyền được chết” đã được đặt ra từ vài năm nay nhưng đến bây giờ vẫn còn nhều ý kiến chưa đồng tình. Nhiều chuyên gia cho rằng đưa vấn đề “cái chết êm ái” vào luật thì đơn giản nhưng áp dụng vào thực tế thì vô cùng phức tạp. Nó sẽ gặp nhiều rào cản từ văn hóa, tâm linh, nền nếp của người Việt... Thậm chí, nhiều người còn lo ngại quy định này rất dễ bị lạm dụng cho những hành vi tội ác.

    Từ lâu, bất cứ ai làm nghề y cũng phải đọc lời thề Hippocrates. Trong đó có điều: “Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ”. Lời thề này cũng được sinh viên y khoa ngày nay phải đọc trong lễ tốt nghiệp. Điều này cho thấy việc chấm dứt sinh mạng người bệnh, dù bất cứ lý do gì, cũng đã bị nghiêm cấm.

    Thêm một vấn đề nữa là nếu áp dụng cái chết ân huệ thì có phải đã vi phạm Bộ luật Hình sự hay không? Người trực tiếp thực hiện cái chết ân huệ có bị xử lý theo quy định tại Điều 123 về tội giết người? Rồi trách nhiệm pháp lý của những người xung quanh có phải đã không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm tính mạng hay không?

    Trước khi áp dụng cái chết ân huệ thì cần phải làm rõ vấn đề này.

    Điều 123. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết 02 người trở lên;

    b) Giết người dưới 16 tuổi;

    c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

    3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

    Điều 132. Tội không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

    1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

    b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

    3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     

    Cập nhật bởi louispham93 ngày 25/08/2018 04:07:35 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #500911   29/08/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Nhiều quốc gia thừa nhận quyền được chết của công dân vì với nhiều người, cái chết là sự giải thoát khỏi đau đớn và bệnh tật. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xưa nay mạng sống của con người luôn được coi trọng. Mỗi người đều có quyền sống và mưu cầu hạnh phúc nhưng không có quyền được chết. Tính mạng của con người là đáng trân trọng nên việc lấy đi sinh mạng của người khác, dù có được người đó cầu xin hay đồng ý thì vẫn là tội sát sinh.

     
    Báo quản trị |