Quyền Được Chết

Chủ đề   RSS   
  • #420258 31/03/2016

    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Quyền Được Chết

     
    Con người có quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc. Vậy họ có được quyền quyết định đối với việc chấm dứt sự sống của mình???  
     
    Quyền được chết hay còn gọi là quyền an tử là quyền nhân thân của cá nhân. Quyền được chết phát sinh đối với những bệnh nhân bị bệnh nan y nhằm giải thoát họ khỏi những đau đớn về thể xác, tinh thần. Quyền này được phát sinh trên cơ sở tự nguyện với mục đích nhân đạo.
     
    Đứng ở góc độ nhân quyền, sống và chết là hai khái niệm song hành với nhau. Quyền được chết chỉ phát sinh dựa trên ý chí tự nguyện của bệnh nhân. Với mục đích nhân đạo, tránh tình trạng kéo dài sự đau đớn, dằn vặt của người bệnh cũng như gia đình họ. Mang đến một cái chết nhẹ nhàng.
     
     
     
     
    Tuy nhiên, quyền được chết hiện nay đang vướng phải nhiều tranh cãi cũng như quan niệm trái chiều. Không một ai được can thiệp vào quyền sống chết của người khác trừ trường hợp Nhà nước áp dụng án tử hình. Việc trợ giúp hay bất kỳ hành vi nào làm chấm dứt sự sống của người khác đều là hành vi giết người.
     
    Ngoài ra, nguyên tắc xương sống của ngành y là cứu người. Nếu công nhận quyền an tử, phải chăng là khuyến khích việc chết chóc. Làm mất đi ý nghĩa của y học tâm đức.
     
    Hoặc giả việc công nhận an tử có làm biến dạng quyền này trên thực tế. Một người tuy rằng không muốn chết nhưng vẫn phải 'an tử"?
     
    Nhưng việc để một người phải sống dằn vặt, chịu nỗi đau đớn dày vò mà không thể cứu chữa. Liệu có nhân đạo hơn? Liệu chúng ta có thể cản nổi một người có ý định tự tự? 
     
    Việc công nhận hay không công nhận quyền an tử vẫn đang còn nhiều vấn đề cần xem xét kỹ lưỡng.
     
    Việc công nhận quyền được chết nhằm hợp pháp hóa việc chấm dứt sự sống của người khác trong một số trường hợp thật sự cần thiết hay là mở ra một lối đi tiêu cực?  
     
    Hiện nay đã được một số quốc gia trên thế giới công nhận quyền được chết của cá nhân. Về mặt pháp lý, California được xem là bang đầu tiên của Mỹ công nhận quyền an tử với những bệnh nhân bị bệnh nan y. Họ được phép từ bỏ các biện pháp điều trị khi tin rằng sự sống sắp chấm dứt. 
     
    Ngoài ra, còn một số bang như Luxembourg, Washington, Oregon, Neveda, Bỉ.... Năm 2014, Bỉ đã hợp pháp hóa quyền được chết với trẻ em bị bệnh nan y và không thể cứu chữa. 
     
    Qua đây, ta thấy rằng an tử là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng nó đang dần được một số nước công nhận. Liệu Việt Nam có nằm trong danh sách những nước sẽ công nhận quyền an tử?
    Ý kiến của bạn như thế nào về vấn đề này? 
     
    Minh Trang  
     
     
    Cập nhật bởi trangfantasi ngày 31/03/2016 12:51:56 CH
     
    44553 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #461506   17/07/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Mình thấy có quy định này cũng rất hay.... vì đối với  1 số người mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa mà phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, triền miên thì có thể lựa chọn cách này. Thứ nhất, không vi phạm nhân quyền; thứ hai đỡ tốn chi phí gia đình; thứ hai, người bị bệnh không phải chịu những cơn đau dày vò. Mình nghĩ rằng không phải tự nhiên mà các nước tiên tiến trên thế giới đã quy định  điều này. Nên ở Việt Nam hoàn toàn có thể đánh giá, phân tích để đưa ra những quy định phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #461508   17/07/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Theo mình quyền được chết chỉ áp dụng đối với những bênh nhân bị bệnh nan y và không có khả năng cứu chữa. Việc cho họ sự lựa chọn đối với việc được chết là một sự giải thoát đối với họ khi mà sống cũng là một cực hình đối với bạn thân, sự ra đi sớm và nhẹ nhàng là cách mà họ mong muốn thì sự lựa chọn của họ phải được tôn trọng.

    Tuy là quyền được chết thật sự là khá khó chấp nhận khi tình cảm và lý trí con người không cho phép điều này, có thể bị lợi dụng vào việc này để trả thù hoặc giết người, nhưng nghĩ lại thì cũng khó có khả năng làm thế vì điều này chỉ chấp nhận đối với những bệnh nhân nan y và không có khả năng cứu chữa...Chúng ta nên nhìn nhận một cái nhìn chung đứng về cả hai phía để đánh giá 

     
    Báo quản trị |  
  • #461546   17/07/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Mình thấy quy định này thể hiện tính chất nhân đạo của pháp luật Việt Nam.Khi người ta sống trong cảnh sống không bằng chết thì chi bằng để họ lựa chọn quyền được chết để không phải chịu cảnh đau đớn khổ sở. Tuy nhiên, quy định này cũng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực chẳng hạn như những kẻ phạm tội lợi dụng quyền này để trả thù cá nhân chẳng hạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #461860   20/07/2017

    LinhLinh.HT
    LinhLinh.HT

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2017
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Mình cho rằng đây là một quyền rất nhân văn đối với những người đang ngày ngày chịu sự giày vò của bệnh tật. Tuy nhiên, nếu áp dụng ở VN hiện nay thì vấn đề này hết sức phức tạp và nan giải. Bởi xã hội chúng ta hiện còn quá nhiều vấn đề tiêu cực, đặc biệt là trong ngành y. Do đó, cần thêm 1 thời gian dài để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của những người liên quan để quyền này thực sự đem lại ý nghĩa như nó vốn có.

    Trịnh Hồng Linh - Tư vấn doanh nghiệp

    SĐT: 0982 434 564

    Email: linhapril12@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #461918   20/07/2017

    Mình cũng nghỉ vịêc bổ sung quyền được chết là hợp lý. Chứ có nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư hiểm nghèo hàng ngày người ta phải chịu đau đớn khi tiêm thuốc. Nhiều khi họ chỉ muốn được chết cho đỡ đau đớn nhưng pháp lụât không cho phép, Nên bác sỹ cũng phải làm mọi cách để cứu bệnh nhân của mình dẫn đến việc họ cứ phải chịu đau đớn đến khi chết vậy....

     
    Báo quản trị |  
  • #461972   20/07/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    “Năm 2015, khi Quốc hội thảo luận về Bộ luật dân sự sửa đổi, Bộ Y tế đã có ý kiến đề nghị bổ sung quyền được chết hay “cái chết nhân đạo” cho những người sống thực vật, ung thư giai đoạn cuối, chịu đau đớn tột cùng về thể xác, tinh thần và muốn ra đi nhẹ nhàng.” Tuy nhiên, đến nay quyền này vẫn chưa được thừa nhận.

    Bên cạnh quyền được sống thì quyền được chết cũng là một quyền của con người.  Nhiều người chịu đựng cảnh bệnh tật dày vò đau đớn muốn được chết nhưng không được. Bác sĩ, gia đình không ai đủ dũng cảm để giúp bệnh nhân thực hiện "quyền" của mình. Đứng trên góc nhìn từ phía gia đình thì phần nào cũng thấu hiểu, không ai có thể đồng ý để người thân của mình phải chấm dứt cuộc sống khi vẫn còn vớt vát được hy vọng. Nhưng đứng từ phía người bệnh nhân, trong khi cơ thể thì bị dày vò lại còn mang lại gánh nặng cho gia đình thì tâm lý muốn được giải thoát cũng là điểu dễ hiểu. 

    Theo quan điểm của mình thì mình không chắc sẽ dũng cảm để người thân thực hiện quyền đó hay không. Nhưng nghĩ lại thì quả thực đây cũng là một quyền quá đặc biệt, trong khi theo nguyên tắc thì không ai được quyền cấm người khác thực hiện quyền của mình, nên nếu khi quyền được chết được công nhận là một quyền của con người thì liệu rằng lúc này có thể thực hiện được hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #462021   21/07/2017

    lvhuong_2008
    lvhuong_2008

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2009
    Tổng số bài viết (50)
    Số điểm: 808
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


      Vấn đề này quy định bởi luật pháp, với góc độ tích cực như nhiều ý kiến đã phân tích thì là nhân đạo (có thể số đông những gia đình kinh tế khó khăn, bệnh nan y là tán thành). Chỉ có điều cần phải có những yêu cầu nghiêm, kiểm soát kỹ, không để lợi dụng tính nhân đạo để trục lợi, chạy tội, vi phạm pháp luật là được. Còn bộ phận xử lý cho an tử thì theo ý nghĩa nhân đạo đã nêu thì họ cũng đang làm việc nhân đạo!

     
    Báo quản trị |  
  • #462561   26/07/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Vấn đề là chúng ta không thể biết người có quyền được chết có thật sự mong muốn được chết hay không, có minh mẫn sáng suốt trong lúc quyết định "được chết" hay không.. Tâm lý người bệnh thường không ổn định, trong lúc đau đớn rất dễ bị người khác xúi giục, bị tác động từ nhiều yếu tố khác. Việc công nhận quyền này thật sự là một con dao hai lưỡi và phải được suy xét rất kĩ, nếu không quyền này sẽ lập tức biến thành "quyền giết người hợp pháp"! 

     
    Báo quản trị |  
  • #467852   15/09/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Quyền được chết là một quyền tiến bộ ở các nước văn minh, nhưng theo mình Việt Nam chưa đủ điều kiện để luật hóa quyền an tử vì những lý do sau đây:

    Một là, Việt Nam là một nước phương Đông coi trọng truyền thống và đạo lý và coi trọng sự sống. Giả sử gia đình có ba (mẹ) bị bệnh ung thư, con cái sẽ chạy vạy “vái tứ phương”, luôn mang hy vọng “còn nước còn tát” dù tài sản có khánh kiệt đến mức nào. Và không người chiến đấu ngoan cường với bệnh tật được ca tụng như những “tấm gương quả cảm”. Không ít người trong số họ đã thoát khỏi cửa tử và về với gia đình thắp lên niềm hy vọng to lớn cho xã hội: hôm nay không cứu được nhưng không có nghĩa là ngày mai không cứu được, y học tiến bộ từng ngày. Chưa kể là việc ký tên vào bản án tử cho chính người thân của mình sẽ là chữ ký vô cùng khó khăn và đau đớn như thế nào.

    Hai là, pháp luật Việt Nam hiện nay đã đủ rối rắm và chồng chéo, kỹ thuật lập pháp còn thấp, hệ thống lỏng lẻo không kiểm soát được tội phạm. Nếu muốn ban hành luật an tử thì pháp luật phải nghiêm minh, chặt chẽ, ít bị lạm dụng và người dân phải có ý thức tuân thủ pháp luật cao. Có như vậy thì mới không gây ra rối loạn cho xã hội. Nếu như tội phạm lợi dụng để gây nguy hiểm cho người già, ốm yếu, người bị thiểu năng hay mắc bệnh thần kinh thì sao…

    Ba là, đến thời điểm đưa dự thảo luật an tử vẫn chưa thấy một cuộc khảo sát nào quy mô toàn quốc được thực hiện để thống kê xem số lượng bệnh nhân xin được chết là bao nhiêu, liệu có đủ nhiều để ban hành Luật an tử; hoặc tính xem có bao nhiêu bác sĩ trợ giúp bệnh nhân quyền được chết mà gặp những rắc rối về pháp lý hay không.

    Tóm lại mình nghĩ luật này sẽ được thông qua, quan trọng là thời điểm thôi. Cũng giống như vấn đề mang thai hộ, đến khi cần thiết luật sẽ được ban hành để tạo hành lang pháp lý cho mối quan hệ mới phát sinh. Cái quan trọng bây giờ các nhà làm luật phải tiếp tục nghiên cứu để luật an tử thật sự phù hợp khi áp dụng tại Việt Nam và ít bị tội phạm lạm dụng nhất có thể. 

     
    Báo quản trị |  
  • #467857   15/09/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Nếu thực hiện đúng ý nghĩa của nó thì "quyền an tử" sẽ là một quy định nhân văn. Tuy nhiên, để áp dụng vào thực tế xã hội Việt Nam hiện nay mình cho rằng chưa phù hợp. Rất khó để điều chỉnh và áp dụng, chưa kể nó có thể bị biến tướng và lợi dụng bởi những kẻ xấu. Bên cạnh đó, biện pháp chế tài như thế nào vì hậu quả của việc vi phạm chính phần lớn là tước đoạt sinh mệnh con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #467858   15/09/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Lúc học môn quyền nhân thân cũng đã được ban luận về vấn đề này. Tuy nhiên vẫn có hai luồng ý kiến trái chiều. Với quan điểm của mình thì mình ủng hộ chết nhân đạo vì khi nhìn người bệnh phải đau đớn quằn quại, không ai chăm sóc và nhất là không còn chút hi vọng nào. Chưa kể gia đình, người thân phải tán gia bại sản, sức khỏe suy kiệt vì phải chăm lo cho người bệnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #467903   16/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Dẫu ủng hộ hay phản đối thì cái chết nhân đạo - quyền được chết sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả về pháp lý, y tế, đạo đức. Nếu pháp luật quy định không chặt chẽ, cơ chế để thực hiện quyền không đảm bảo thì khó tránh khỏi việc lợi dụng, thiếu trách nhiệm... gây ra các hậu quả rất xấu đến nhân mạng, gây rối xã hội. Một nhà nước có thể tước đoạt cuộc sống của người khác thông qua việc tòa án tuyên án tử hình. Nhưng hiện nay số quốc gia thi hành án tử hình cũng rất ít và có xu hướng giảm, bởi họ cho rằng quyền được sống là quyền cao nhất của con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #467929   16/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mình nghĩ nếu quyền này được ban hành thì sẽ gặp rất nhiều rắc rối khá lớn. Bình thường các tội pham hay lợi dụng lại pháp luật để được trốn tội, bây h mà có luật này thì không biết xảy ra chuyện gì nữa?

    Mình thấy áp dụng quyền này trong thực tế cungx mang tính nhân văn. Trong ý tế, khi đủ các yếu tố như đã hôn mê kéo dài, không thể chữa trị được; đã sống đời sống thực vật trong thời gian dài; gia đình người bệnh không đủ điều kiện chăm sóc với căn bệnh nan y mà người bệnh đang chịu đựng trong điều kiện y học chưa chữa trị được; Thực tế quyền này đã được thực hiện trong thực tế, như chúng ta thường thấy đối với các trường hợp bệnh nặng mà người bệnh sống nhờ máy và gia đình chủ động làm đơn xin chuyển về nhà; Có rất nhiều trường hợp quyền được chết là giải thoát cho tất cả mọi người

     
    Báo quản trị |  
  • #469477   30/09/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Mình đồng tình với ý kiến ủng hộ quyền được chét, đặc biệt đối với việc áp dụng này được áp dụng trong y học. Có quyền như vậy Bác sĩ sẽ biết và khuyên những người không nên chọn giải pháp này họ sẽ nghe theo tránh được những cái chết âm thầm mà họ lựa chọn vừa đau đờn thể xác và vô ích.

     
    Báo quản trị |  
  • #477989   11/12/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Quyền được chết là một vấn đề gây tranh cãi rất nhiều. Rất nhiều người nói rằng nếu cho người ta lựa chọn quyền được chết và người làm cho người có nguyện vọng được chết chết thì không còn mang tính nhân đạo và cẳng khác nào là giết người một cách hợp pháp. Tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn về một khía cạnh nhân văn khác của "Quyền được chết" chúng ta thấy rằng có rất nhiều trường hợp người ta sống trong trạng thái rất đau khổ, có những người bị những căn bệnh mà y học hiện tại không thể duy trì mạng sống cho người đó, và hằng ngày căn bệnh cứ làm cho người đó rơi vào cảm giá đau đớn vô cùng, người đó sống cùng với nỗi đau của căn bệnh và chống chọi bằng những liều thuốc giảm đau. Nhưng rồi đến một ngày khi tình trạng bệnh đạt đến đỉnh điểm của nó, khi thuốc giảm đau không còn tác dụng với người đó nữa thì họ chỉ mong muốn được chết. Chết để giải thoát cho bản thân, chết dđể giải thoát cho những người trong gia đình họ. 

    Tựu chung lại, tôi thấy Quyền được chết sẽ rất nhân văn nếu chúng ta biết cách hợp pháp hóa chúng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #478110   12/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Xã hội ngày càng phát triển, quyền con người theo đó cũng được mở rộng và tôn trọng một cách tối đa, quyền được chết cũng là một quyền cơ bản của con người. Đây là một quyền mang tính nhân đạo cho những người bị bệnh tại hành hạ, thay vì sống trong đau đớn thì họ có quyền được chết để tránh khỏi đau đơn. Tuỳ nhiên, chúng ta cần quy định chặt chẽ, rõ ràng đối với quyền này để tráng bị "lạm dụng", tạo cơ hội cho các đối tượng xấu thực hiện các hành vi phạm pháp hình sự.

     
    Báo quản trị |  
  • #478123   12/12/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Theo tôi sự sống của con người là thiêng liêng, là “tài sản được ủy thác” và ta không có quyền “sở hữu” tuyệt đối. Thực ra ta làm gì có “quyền” tự cho mình sự sinh ra và chết đi của ta. Một kẻ sống tham lam ác độc thì làm sao chọn được cái chết thanh thản được chứ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #478301   13/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Pháp luật nên ghi nhận quyền được chết. Bởi lẽ sự tồn tại của mỗi con người là tất yếu nhưng quyền được chết đi chưa được đề cập rõ ràng. Với những người bệnh nan y thì thừa nhận này mang giá trị cao cả. Nếu phải duy trì cuộc sống mỗi ngày trong cảnh vật vả chịu nhiều thương đau thì việc được chết đi sẽ nhẹ nhõm biết chừng nào. Mặc khác để tránh bị lợi dụng quyền này, pháp luật cần có những quy định rõ ràng, cụ thể để chứng minh rằng “ quyền được chết ” chỉ nhằm mục đích nhân đạo, thể hiện được giá trị của nó.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #478315   13/12/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Theo mình, quyền được chết cần thiết cho một số bệnh nhân đang mang những căn bệnh không thể điều trị được. Những căn bệnh đó không những gây cho họ cảm giác đau đớn khó chịu đến mức mong muốn được chết như một sự giải thoát mà còn khiến cho họ trở thành “gánh nặng”, nỗi đau của những người thân của họ đang phải chịu đựng. Người mà có thể đứng ngoài để nhìn thấy nỗi đau của bệnh nhân một cách cụ thể nhất, không ai khác đó chính là những vị bác sĩ điều trị. Chính vì vậy, nếu như người bệnh vẫn còn có đủ năng lực, hành vi và có nguyện vọng được chết thì mình nghĩ bác sĩ nên giúp họ thực hiện “cái chết êm ái” để thoát khỏi sự đau đớn. Bên cạnh đó, đặt trường hợp, bệnh nhân chết não hoặc nạn y thì nên theo nguyện vọng và cam kết của tất cả các thành viên trong gia đình nạn nhân.

    Mình nghĩ, quyền được chết là một hành động nhân văn và cần được bổ sung quy định để áp dụng. Bởi lẽ điều này sẽ giúp người bệnh người bệnh khỏi chịu đau đớn của thể xác, giúp gia đình khỏi chịu cảnh đau đớn về tinh thần khi chứng kiến cảnh người thân đau đớn.Từ đó giúp gia đình giảm gánh nặng về kinh tế, có thể dùng số tiền đó để lo những việc khác, giúp xã hội giảm đi chi phí y tế cho những đối tượng đã không còn khả năng tái tạo sức lao động...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478318   13/12/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Đây là nhu cầu chính đáng nhưng quá khó để đưa vào thực tế. Đã là con người, sao có thể đành lòng kết thúc sự sống của người khác. Người Việt ta hiếu nghĩa, nhân hậu, liệu mấy ai có thể cầm bút ký để “ban cái chết” cho người thân của mình.

     
    Báo quản trị |