Quyền định đoạt di sản của các đồng thừa kế - Ảnh minh họa
Trường hợp một di sản để lại cho nhiều người áp dụng chế định thừa kế theo pháp luật (tức thừa kế không có di chúc) việc định đoạt tài sản đó sẽ được quyết định bởi đa số, bởi một người hay bằng cách nào?
Thứ nhất, sau khi chia di sản theo hàng thừa kế, căn cứ xác định quyền sở hữu tài sản của những người thừa kế quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015):
“2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy có nghĩa, trường hợp nhiều người cùng có thể nhận được di sản chỉ có thể xảy ra khi họ ở cùng một hàng thừa kế, và cũng vì vậy phần di sản của mỗi người được hưởng là bằng nhau, mỗi người sở hữu một phần.
Thứ hai, quan hệ sở hữu của các đồng thừa kế là sở hữu chung theo phần, theo quy định tại Điều 209 BLDS:
“Điều 209. Sở hữu chung theo phần
1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Quy định trên đồng nghĩa với việc mỗi đồng sở hữu chỉ có thể có quyền định đoạt phần tài sản của riêng mình trong tài sản đó, vậy trong trường hợp một người muốn định đoạt toàn bộ tài sản thì phải làm như thế nào? Người viết đưa ra những phương pháp như sau:
1. Thỏa thuận:
Quyền định đoạt là một phương diện của quyền sở hữu (Điều 158 BLDS), khi một tài sản do nhiều người sở hữu thì phải có đủ sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu mới có thể định đoạt tài sản đó. Bằng cách thỏa thuận, tất cả những người cùng sở hữu có thể ủy quyền hoặc chọn ra một người đại diện thực hiện quyền định đoạt tài sản.
2. Mua lại phần sở hữu của các đồng sở hữu:
Trường hợp một trong những đồng sở hữu dù không thỏa thuận được về việc định đoạt tài sản với những đồng sở hữu khác, họ có thể đề nghị mua lại toàn bộ phần sở hữu của các đồng sở hữu khác để thống nhất quyền sở hữu về phần cá nhân mình.
Sau khi thực hiện việc mua bán, lúc này những giấy tờ xác định chủ sỡ hữu của di sản sẽ được đứng tên của một người duy nhất và những người còn lại sẽ không còn quyền đồng sở hữu nữa.
Như vậy, về nguyên tắc quyền sở hữu của các đồng sở hữu đối với di sản chỉ áp dụng lên phần mà người đó được chia. Nếu một người muốn tự sử dụng những quyền đối với di sản thì phải thỏa thuận với những người khác hoặc giành được phần sở hữu toàn di sản.
Mời bạn đọc đóng góp kinh nghiệm giải quyết trường hợp muốn tự định đoạt di sản chung.
Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 26/10/2020 10:26:49 SA