QUYỀN CHIẾM HỮU

Chủ đề   RSS   
  • #456338 06/06/2017

    diemphuc98

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    QUYỀN CHIẾM HỮU

    Chào mọi người,

    Cho mình hỏi" Chiếm hữu của chủ sở hữu luôn luôn là chiếm hữu ngay tình" câu này đúng hay sai ạ!

     

     
    3027 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #457229   13/06/2017

    nguyenloi310
    nguyenloi310
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 1686
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 58 lần


    Định nghĩa chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình và chiếm hữu của chủ sở hữu được quy định tại các Điều 180, 181 và 186 Bộ luật dân sự 2015:
     
    Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
     
    Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
     
    Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình
     
    Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
     
    Điều 186. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
     
    Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
     
    Theo đó, chiếm hữu không ngay tình là chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết mình không có quyền đối với tài sản chiếm hữu. Không phải chủ sở hữu luôn luôn có quyền chiếm hữu tài sản của mình, ví dụ như đồng sở hữu thì không được toàn quyền chiếm hữu, tài sản bị hạn chế chiếm hữu theo quy định pháp luật... mà chủ sở hữu chiếm hữu thì đó là chiếm hữu không ngay tình.
     
    Vậy nói chiếm hữu của chủ sở hữu luôn luôn là chiếm hữu ngay tình là không đúng.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenloi310 vì bài viết hữu ích
    diemphuc98 (17/06/2017)