Quyền bất khả xâm phạm!

Chủ đề   RSS   
  • #80459 21/01/2011

    tankhoa88

    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2010
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền bất khả xâm phạm!

    Xin cho hỏi.

    Tôi làm việc tại một công ty Gia Công Đồng.  Lúc trước mỗi lần khi ra vào cổng thì mỗi người phải đi qua máy quét đứng và máy quét tay của Bảo Vệ. Nếu có mang theo túi sách thì phải cho bảo vệ kiếm tra.

    Nhưng dạo này, không biết lý do gì ngoài việc đi qua cổng quét thì Bảo vệ buột công nhân đứng lại cho Bảo vệ kiểm tra bằng cách dùng tay kiếm tra từ trên xuống đến tận chân. Bỏ qua máy quét tay. Đôi lúc có một số Bảo Vệ dùng tay sờ vào chổ kín.

    Xin hỏi là họ đã làm đúng hay không?

    Theo tôi nghĩ. Việc kiểm tra bằng tay khi và chỉ khi máy quét đứng và máy quét tay báo mức cao tại một vị trí trên cơ thể. Thì đầu tiên họ phải yêu cầu mình lấy những vật ngay vị trí đó ra ngoài. Nếu vẫn còn báo mức cao thì họ mới được quyền kiếm tra tại vị trí máy báo.

    Chứ mỗi lần đi làm. Sáng thì vào công ty là một nhân viên, chiều ra về thì mình là kẻ tình nghi (tội phạm). Nếu Bảo vệ làm sai thì tôi phải làm gì? Hiện tại công ty bảo vệ và Công Ty Toàn Thắng.

    Còn điều này. Bảo vệ cũng bỏ qua cho một số công nhân, nhân viên khác vậy xin cho hỏi. Nếu những người "QUEN" như thế không biết công ty có thất thoát tài sản không?

    Mong được sự tư vấn
    0978118418

     
    16204 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #80632   23/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Vấn đề này tôi không trả lời được. Tôi nghĩ nó không thuộc phạm vi của luật lao động, mà thuộc về luật dân sự hay là quyền con người hay là gì đó khác. Do vậy xin chuyển chủ đề này sang chỗ khác để người khác có thể giúp
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    tankhoa88 (23/01/2011)
  • #80635   23/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào tankhoa88

    Vấn đề này theo tôi nên giải quyết như sau:

    Bạn và các công nhân nên gặp trực tiếp ban giám đốc công ty hoặc có thể viết đơn thắc mắc, góp ý..lên cho BGD công ty để nêu ra những thắc mắc của mình và có để có đường lối giải quyết cụ thể nhất.

    Nguyên tắc khi 'khám người" thì phải là cùng giới mới được khám.

    Còn về vấn đề thất thoát tài sản thì thuộc trách nhiệm của công ty bạn không nên bận tâm làm gì? Họ tự khắc có biện pháp để bảo vệ tài sản của mình.

    thân@
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    tankhoa88 (23/01/2011)
  • #80704   24/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Theo mình thì có những biện pháp "đỡ nhạy cảm hơn nhiều" so với phương pháp trên, ví dụ như gắn camera tại các khu vực cần giám sát. Ngoài ra còn có nhiều biện pháp khác nữa tùy thuộc vào sản phẩm và cách thức tổ chức sản xuất ở mỗi công ty. 

    Người lao động khi đó sẽ cảm thấy "dễ chịu" hơn nhiều so với phương pháp khám xét trên, nó thô bạo quá và rất dễ dẫn đến vi phạm pháp luật.

    Bên cạnh đó, việc ngày nào cũng phải chịu "cực hình" thế chắc nhân viên cũng sớm phải bỏ việc. Chưa kể hiệu quả cũng chưa chắc cao do tình trạng vị nể mà bạn đã nêu.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #80764   24/01/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    @ Unjustice : Bạn có thể giúp đỡ bằng cách chỉ ra điều luật nào nói rằng công ty làm như vậy là vi phạm pháp luật. Giả sử việc này không vi phạm thì công ty đó họ cứ tiếp tục làm vì họ muốn như vậy thì sao, ai muốn nghỉ cứ nghỉ, một người nghỉ sẽ có ba người sẵn sàng nhào vô thay thế

    Tôi chỉ có thể cảm thấy việc đó là vi phạm pháp luật thôi, nhưng rất tiếc không thể tìm ra được dẫn chứng
     
    Báo quản trị |  
  • #80780   24/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào ntdieu,

    Việc kiểm tra đó "không" vi phạm pháp luật nhưng rất "dễ dẫn đến vi phạm pháp luật".

    Không vi phạm pháp luật bởi vì việc "kiểm tra nhân viên"  để nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp, tránh thất thoát các tài sản quan trọng hoặc có giá trị lớn của doanh nghiệp là hợp pháp. Ví dụ bạn có thể thấy thủ tục này được thực hiện nghiêm ngặt như thế nào ở công ty Iphone, công ty chế tác đá quí ... ở VN thì đôi khi ở các công ty sản xuất đồ ..của phụ nữ cũng được áp dụng

    Dễ dẫn đến vi phạm pháp luật vì 

    Ở nước ngoài, các công ty sẽ có thỏa thuận trước với nhân viên về mức độ áp dụng các biện pháp kiểm soát này. Các biện pháp xử lý khi có nghi ngờ như thế nào ....và tất cả phạm vi và phương thức áp dụng đều phải nằm trong qui định của pháp luật.

    Còn đối với VN thì đa phần qui định liên quan là do công ty tự đặt ra. Luật lệ điều chỉnh quan hệ lao động lại chẳng có QPPL cụ thể đề cập đến vấn đề nhạy cảm này. Do đó nếu lỡ nghi ngờ nhân viên có vi phạm mà bảo vệ công ty tự ý bắt nhân viên "cởi đồ để khám xét" (vì nghĩ mình có quyền) thì chắc chắn là vi phạm pháp luật rồi. Bởi vì khi đó công ty, thông qua hành vi của nhân viên bảo vệ, đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được nêu tại điều 71 của HP. Khi đó công ty phải xử lý theo hướng báo công an về vấn đề nghi ngờ (cùng các bằng chứng kèm theo) để công an tiến hành thủ tục khám xét theo luật định thì mới không vi phạm pháp luật.

    Thân.

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 24/01/2011 05:01:08 PM Cập nhật bởi Unjustice ngày 24/01/2011 02:12:21 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #600665   28/03/2023

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1208)
    Số điểm: 8980
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 104 lần


    Quyền bất khả xâm phạm!

    Đồng ý với những phương án mọi người đã đề cập trước đó, chính là trường hợp này mình cần trao đổi với ban lãnh đạo để có những phương án thực hiện việc điểm danh cũng như rà soát đề phù hợp hơn. Mặt khác, trong trường hợp này để có cơ sở hơn trong việc đề xuất những ý kiến đối với ban lãnh đạo công ty thì có thể thực hiện việc quay video hoặc có những bằng chứng khác xác thực hơn, bên cạnh đó, có thể góp ý cho chính người bảo vệ đó. 
     
    Bên cạnh đó, có thể tìm hiểu thêm về các hành vi có tính chất tương tự theo quy định pháp luật, cụ thể tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:
     
    2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
     
    a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
     
    b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.
     
    3. Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
     
    a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
     
    b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi...) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
     
    c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát...) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
     
    d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm...) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
     
    đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
     
    Do đó, mặc dù với những hành vi trên của bảo vệ chưa có cơ sở để xác định có thuộc hành vi dâm ô hay quan hệ tình dục khác hay không. Tuy nhiên, có thể hiểu sơ qua quy định để biết rõ hơn.
     
     
    Báo quản trị |