Quy trình xử lý vi phạm giao thông đường bộ mới nhất 2024

Chủ đề   RSS   
  • #614021 13/07/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 583 lần


    Quy trình xử lý vi phạm giao thông đường bộ mới nhất 2024

    Đi cùng với quy định về sử dụng GPLX trên VNeID, Thông tư 28/2024/TT-BCA đã sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 32/2023/TT-BCA, theo đó bổ sung quy trình xử lý vi phạm giao thông đường bộ mới nhất.

    Quy trình xử lý vi phạm giao thông đường bộ mới nhất 2024

    1) Xử lý vi phạm giao thông đường bộ tại trụ sở

    Theo khoản 1 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA, khi người vi phạm đến giải quyết vi phạm thì thực hiện như sau:

    Bước 1: Cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính

    - Cán bộ có thẩm quyền: 

    + Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); 

    + Không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị. 

    - Đối với vụ việc cần xác minh làm rõ, thì báo cáo đề xuất người có thẩm quyền tổ chức xác minh;

    Bước 2: Thông báo mức xử phạt đến người vi phạm

    Sau khi đã đối chiếu hồ sơ, cán bộ có thẩm quyền tiến hành:

    - Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả thu thập được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định;

    - Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý:

    Khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền thực hiện việc tước giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin về việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để người vi phạm, chủ phương tiện (đối với giấy tờ của chủ phương tiện) biết, chấp hành theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phục vụ các lực lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm

    Bước 3: Người vi phạm nhận quyết định xử phạt

    Cán bộ sẽ gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền của người bị xử phạt

    Bước 4: Người vi phạm nộp tiền phạt và giao nộp biên lai

    Sau khi người vi phạm đã nộp phạt theo quy định thì cán bộ sẽ tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ;

    Bước 5: Trả lại cho người vi phạm những đồ bị tạm giữ, tước quyền sử dụng

    Sau khi đã lưu hồ sơ đầy đủ, cán bộ sẽ trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ, tước quyền sử dụng theo thủ tục hành chính cho người bị xử phạt. 

    Trường hợp giấy tờ đó có thông tin bị tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì người có thẩm quyền ra quyết định, lập biên bản trả lại giấy tờ cho người bị xử phạt; 

    Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính thực hiện đồng bộ thông tin với Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để gỡ bỏ nội dung thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó

    Ngoài ra, trường hợp giải quyết vụ việc theo thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy thông báo, giấy tờ tùy thân; cho người vi phạm xem kết quả thu thập được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định.

    2) Xử lý vi phạm giao thông đường bộ qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an

    Theo khoản 2 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA, trường hợp người vi phạm thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì thực hiện như sau:

    Bước 1: Người vi phạm được thông báo xử phạt qua Cổng dịch vụ công

    Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông tin xử phạt lên Cổng dịch vụ công; Cổng dịch vụ công tự động thông báo cho người vi phạm tra cứu thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua số điện thoại người vi phạm đã đăng ký với cơ quan Công an tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính

    Bước 2: Người vi phạm truy cập vào Cổng dịch vụ công nộp phạt

    Sau khi nhận được thông báo, người vi phạm truy cập vào Cổng dịch vụ công thông qua số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thông báo hoặc số biên bản vi phạm hành chính để tra cứu thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính; 

    Nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký nhận lại giấy tờ bị tạm giữ qua dịch vụ bưu chính công ích.

    Bước 3: Cán bộ có thẩm quyền tra cứu biên lai đóng tiền phạt

    Sau khi người vi phạm đã đóng tiền phạt, người có thẩm quyền xử phạt tra cứu biên lai điện tử thu tiền xử phạt vi phạm hành chính được hệ thống cổng dịch vụ công gửi về để in, lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và làm căn cứ trả lại giấy tờ bị tạm giữ, gỡ bỏ nội dung thông tin về việc tạm giữ trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý theo quy định.

    Bước 4: Trả lại giấy tờ bị tạm giữ, bị tước

    Sau khi đã lưu thành công hồ sơ của người vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy tờ bị tạm giữ, bị tước (khi hết thời hạn tước quyền sử dụng) cho người bị xử phạt qua dịch vụ bưu chính công ích. 

    Trường hợp giấy tờ đó có thông tin về việc bị tạm giữ, tước quyền sử dụng trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính thực hiện đồng bộ thông tin với Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để gỡ bỏ nội dung thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó.

    3) Xử lý vi phạm giao thông đường bộ qua dịch vụ bưu chính công ích

    Theo khoản 3 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA, hình thức xử lý vi phạm này không có sự thay đổi so với trước đây.

    Theo đó, trường hợp người vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

    Như vậy, kể từ ngày 01/7/2024 này thì quy trình xử lý vi phạm giao thông đường bộ mới nhất sẽ có sự thay đổi, đó là thêm trường hợp giấy tờ bị tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng trên VNeID (Ứng dụng định danh quốc gia), cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý.

    Nếu người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt thì giải quyết thế nào?

    Theo khoản 4 Điều 27 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trường hợp người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính hoặc văn bản thông báo của người có thẩm quyền xử phạt mà chủ phương tiện, người vi phạm chưa đến giải quyết, xử lý (đối với phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định) thì:

    Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo cho cơ quan Đăng kiểm để phối hợp xử lý theo quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CPNghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Như vậy, trường hợp người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm giao thông hoặc đã quá thời hạn hẹn mà không giải quyết vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định về đăng kiểm và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

     
    924 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (11/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận