Quy trình bổ nhiệm lại chức vụ, chức danh công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân

Chủ đề   RSS   
  • #611266 07/05/2024

    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Quy trình bổ nhiệm lại chức vụ, chức danh công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân

    Ngày 24/11/2023, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định 428/QĐ-VKSTC năm 2023 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân. Theo đó quy định hồ sơ quản lý, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    (1) Quy trình bổ nhiệm lại chức vụ

    Theo Điều 12 Quyết định 428/QĐ-VKSTC quy trình bổ nhiệm lại chức vụ, như sau:

    - Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ, cơ quan quản lý, sử dụng nhân sự thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại như sau:

    + Nhân sự được bổ nhiệm lại làm bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền: về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tinh thần trách nhiệm; thái độ phục vụ nhân dân; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

    + Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt tham gia ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại (thành phần tham dự và bỏ phiếu như bước 4 của Phụ lục số 01, 02, 03). Đối với VKSND cấp huyện thành phần tham dự và bỏ phiếu là toàn thể công chức của đơn vị; cấp phòng thành phần tham dự và bỏ phiếu là toàn thể công chức của phòng.

    + Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng nhân sự nhận xét, đánh giá và đề xuất việc bổ nhiệm lại.

    + Tập thể lãnh đạo, cấp ủy bỏ phiếu kín đồng ý bổ nhiệm lại hoặc không đồng ý bổ nhiệm lại đối với nhân sự đang xem xét bổ nhiệm lại.

    Nguyên tắc giới thiệu: Nhân sự được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị (hội nghị tại điểm b, d khoản 1 Điều này) đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại. Trường hợp số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) số người được triệu tập đồng ý thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% đồng ý thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    + Tập thể lãnh đạo, cấp ủy báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại.

    - Việc bổ nhiệm lại chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và cấp khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương. Quy trình, thủ tục bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Quy chế này.

    (2) Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh

    Theo Điều 13 Quyết định 428/QĐ-VKSTC quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức danh, như sau:

    -  Quy trình bổ nhiệm chức danh qua thi tuyển:

    Bước 1: Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ chỉ tiêu, số lượng chức danh được giao để xác định chủ trương thi tuyển và bổ nhiệm.

    Bước 2: Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ xây dựng hồ sơ dự thi; tập hợp đơn khiếu nại, tố cáo (nếu có) và các tài liệu có liên quan trình Ủy ban kiểm sát cùng cấp cử người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi.

    Bước 3: Sau khi thực hiện quy định về việc thi tuyển theo Quy chế thi tuyển trong ngành Kiểm sát nhân dân đối với chức danh, Hội đồng thi tuyển tổ chức kỳ thi tuyển thông báo danh sách những người trúng tuyển và đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển theo quy định.

    - Trình tự bổ nhiệm chức danh không qua thi tuyển:

    Bước 1: Ban cán sự đảng hoặc lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân các cấp căn cứ chỉ tiêu, số lượng chức danh được giao để xác định chủ trương bổ nhiệm.

    Bước 2: Đơn vị tham mưu về công tác tổ chức cán bộ xây dựng hồ sơ bổ nhiệm; tập hợp đơn khiếu nại, tố cáo và các tài liệu có liên quan đến việc bổ nhiệm (nếu có) trình Ủy ban kiểm sát cùng cấp tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương bổ nhiệm theo thẩm quyền được phân cấp.

    - Quy trình bổ nhiệm lại chức danh:

    Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm chức danh, cơ quan quản lý công chức thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại như sau:

    + Nhân sự được bổ nhiệm lại làm bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức danh: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tinh thần trách nhiệm; thái độ phục vụ nhân dân; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

    + Tổ chức Hội nghị tập thể công chức của đơn vị nơi công tác. Thành phần lấy phiếu tín nhiệm đối với lãnh đạo cấp Vụ và tương đương là toàn thể công chức của đơn vị; đối với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là toàn thể công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; đối với lãnh đạo Viện nghiệp vụ và tương đương là toàn thể công chức Viện nghiệp vụ và tương đương; đối với lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là toàn thể công chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; đối với cấp phòng và tương đương của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là toàn thể công chức của đơn vị để tham gia ý kiến đối với người được bổ nhiệm lại;

    + Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến về việc bổ nhiệm lại.

    + Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thảo luận, xem xét, bỏ phiếu kín đồng ý bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

    Nguyên tắc giới thiệu: Nhân sự được trên 50% số người được triệu tập ở hội nghị đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại. Trường hợp số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) số người được triệu tập đồng ý thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% đồng ý thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    Như vậy quy trình bổ nhiệm lại chức vụ, chức danh được quy định tại Điều 12, 13 Quyết định 428/QĐ-VKSTC có hiệu lực ngày 24/11/2023.

     
    319 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận