QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÁI VỚI ĐẠO ĐỨC.

Chủ đề   RSS   
  • #321459 05/05/2014

    nickname2014

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2014
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 1790
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÁI VỚI ĐẠO ĐỨC.

    Quy phạm pháp luật được ban hành, tuy nhiên quy định này rõ ràng khi áp dụng là trái với những lẽ phải những tiêu chuẩn đạo đức.

    Hỏi quy phạm pháp luật đó có giá trị pháp lý hay không?Nếu nói quy phạm đó không có giá trị pháp lý thì các Ls dựa vào những cơ sở pháp luật nào?

    Hy vọng mọi người đóng góp ý kiến tranh luận.

    Cảm ơn.

     

     
    12637 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #321469   05/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    nickname2014 viết:

    Quy phạm pháp luật được ban hành, tuy nhiên quy định này rõ ràng khi áp dụng là trái với những lẽ phải những tiêu chuẩn đạo đức.

    Bạn thử cho một ví dụ cụ thể đi !

     
    Báo quản trị |  
  • #321649   06/05/2014

    nickname2014
    nickname2014

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2014
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 1790
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Năm 1985 nhà nước mượn 2000m2 đất của Ông A.

    1992 Ông A sử dụng 100 m2 đất hợp tác xã để cấp nhà ở, Ủy ban không có ý kiến phản đối gì.

    Đến nay 2014 nhà nước thu hồi lại luôn khi đất này, hoàn toàn không bồi thường tất cả các tài sản trên đất bao gồm nhà ở, lý do  sử dụng đất công.

    Ông A đòi lại đất đã cho mượn trướcc đây. Nhà nước bảo: 

    5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (K5 Đ 26 LĐĐ mới)

     

    Cập nhật bởi nickname2014 ngày 06/05/2014 12:50:24 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #321655   06/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    "5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (K5 Đ 26 LĐĐ mới)"A

    Xét riêng về nội dung của QPPL này thì Quy phạm pháp luật được ban hành, không trái với những lẽ phải những tiêu chuẩn đạo đức vì đó là tồn tại của một giai đoạn lịch sử mà hiện nay không khắc phục được. Dù khi thực hiện có thể gây thiệt hại cho một số ngưới; Thực tế thì quy định như thế nào thì cũng có người hường lợi và có người bị thiệt hại.

     
    Báo quản trị |  
  • #321925   07/05/2014

    nickname2014
    nickname2014

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2014
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 1790
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Mượn thì phải trả, sau lại nói quanh  co giong dài.

    Trẻ em tiểu học cũng biết, mượn thì phải trả.

    Hơn nữa, trong chiến tranh những con người hiến đất hoặc cho nhà nước mượn đất. Nay họ không còn chỗ để ở thì nhà nước phải trả lại đất cho họ. Thậm chí những con người đó là những con người có lòng yêu nước nồng này, cho nhà nước mượn đất để xây dựng cơ quan, xây dựng quê hương đất nước. Chẳng những phải hoàn trả lại mà phải ghi ơn họ.Không trả làm sao mà chấp nhận được.

     
    Báo quản trị |  
  • #321926   07/05/2014

    nickname2014
    nickname2014

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2014
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 1790
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Quy định này theo  tôi cho là quá sơ sài. Cần phải cần phải có 01 nghị định riêng hướng dẫn nó.

    Đầy đủ, từng trường hợp cụ thể. Tách trường hợp mượn đất ra 01 bên. Mượn thì tuyên quyết phải trả. Không trả là CƯỚP.

    Cập nhật bởi nickname2014 ngày 07/05/2014 09:58:04 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #321940   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Ồ, trường hợp này Nhà nước đâu có trả lời vậy được. Vì Nhà nước mượn đất chứ có phải thực hiện chính sách đất đai gì đâu. Với lại đến năm 2014 thì Nhà nước mới thu hồi đất chứ đất cũng đã được giao cho người khác sử dụng đâu. Vấn đề này Nghị định 181/2004/NĐ-CP cũng đã quy định rõ những trường hợp nào thì Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất rồi mà.

    Điều 4. Những bảo đảm cho người sử dụng đất

    1. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp sau:

    a) Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở  miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam;

    b) Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân;

    c) Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao;

    d) Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở ; đất ở  và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất;

    đ) Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.

    2. Việc giải quyết các trường hợp khiếu nại, tranh chấp về đất đai phải căn cứ vào pháp luật về đất đai tại thời điểm xảy ra các quan hệ đất đai dẫn đến khiếu nại, tranh chấp bao gồm các văn bản có liên quan đến đất đai sau đây:

    a) Luật cải cách ruộng đất ban hành ngày 04 tháng 12 năm 1953 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;

    b) Thông tư số 73/Tg ngày 07 tháng 7 năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ hoang tại nội thành, nội thị;

    c) Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01 tháng 5 năm 1969;

    d) Nghị quyết số 125-CP ngày 28 tháng 6 năm 1971 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất;

    đ) Nghị định số 47-CP ngày 15 tháng 3 năm 1972 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ban hành Điều lệ tạm thời về việc lựa chọn địa điểm công trình và quản lý đất xây dựng;

    e) Nghị quyết số 28-CP ngày 16 tháng 12 năm 1973 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc di chuyển dân cư để giải phóng lòng sông;

    g) Quyết định số 129-CP ngày 25 tháng 5 năm 1974 của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc ban hành chính sách đối với các hợp tác xã mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ở trung du và miền núi;

    h) Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05 tháng 3 năm 1975 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam về chính sách ruộng đất;

    i) Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20 tháng 8 năm 1976 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề ruộng đất ở  miền Nam;

    k) Quyết định số 188/CP ngày 25 tháng 9 năm 1976 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam;

    l) Quyết định số 318/CP ngày 14 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xoá bỏ hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa về ruộng đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở  nông thôn miền Nam;

    m) Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;

    n) Luật Đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất đai năm 1987;

    o) Quyết định số 13-HĐBT ngày 01 tháng 02 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất.

    3. Việc giải quyết đất ở , đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công trình xây dựng trên đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    SAdmin (08/05/2014) hungmaiusa (08/05/2014)
  • #321952   08/05/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn BachThanhDC.

    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn và cả ý kiến của bạn nicknam2014 là việc thu hồi đất như vậy là không đúng trình tự và thủ tục; không đúng cả trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại. Tất cả sai trái đó là do yếu tố con người cụ thể chứ không phải là do QPPL có nôi dung trái đạo đức, trái lẽ phải như chủ đề thảo luận ban đầu.

    nickname2014 viết:

    Quy phạm pháp luật được ban hành, tuy nhiên quy định này rõ ràng khi áp dụng là trái với những lẽ phải những tiêu chuẩn đạo đức.

    Hỏi quy phạm pháp luật đó có giá trị pháp lý hay không?Nếu nói quy phạm đó không có giá trị pháp lý thì các Ls dựa vào những cơ sở pháp luật nào?

    Hy vọng mọi người đóng góp ý kiến tranh luận.

    Cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (08/05/2014)
  • #321961   08/05/2014

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Đúng vậy! Tôi cũng đồng ý với bạn, đó không phải là QPPL trái với đạo đức, lẽ phải. Có chăng chỉ là do con người mà thôi. Trong trường hợp cụ thể này thì có thể do người có thẩm quyền, cơ quan có thểm quyền chưa tìm hiểu hết văn bản hoặc hiểu sai nội dung văn bản chứ chưa hẳn là họ cố tình làm sai.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (08/05/2014)
  • #322541   10/05/2014

    nickname2014
    nickname2014

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2014
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 1790
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 17 lần


    Trên thực tế rất nhiều trường hợp nhà nước mượn mà không chịu trả. Bótay

    Cập nhật bởi nickname2014 ngày 10/05/2014 11:27:08 CH
     
    Báo quản trị |