Quy định xác định chi phí hợp lý đối với khoản chi trang phục, phụ cấp nhà ở, xăng xe?

Chủ đề   RSS   
  • #513262 30/01/2019

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Quy định xác định chi phí hợp lý đối với khoản chi trang phục, phụ cấp nhà ở, xăng xe?

    Cho mình hỏi có văn bản nào quy định về định mức tối đa phụ cấp nhà ở, xăng xe, đồng phục trả vào lương cho nhân viên không? Nếu phân bổ như vậy thì các khoản hỗ trợ nhà ở, xăng xe, đồng phục cần phải có những chứng từ hay hóa đơn/ hợp đồng gì?

     
    893 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513269   31/01/2019

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Căn cứ theo Thông tư 96/2015/TT-BTC:

    “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

    2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

    Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ".

    Đồng thời theo Thông tư 111/2013/TT-BTC:

    "Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

    ...

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

    đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

    đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động. 

    Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.

    đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

    ..."

    Như vậy, đối với phụ cấp chi trang phục cho NLĐ, thì để xác định là chi phí hợp lý mức chi bằng tiền không được quá 5 triệu đồng/ người/ năm. Với khoản hỗ trợ tiền thuê nhà, tiền xăng xe cho NLĐ thì không có mức khống chế. Tuy nhiên các khoản chi này sẽ liên quan đến việc tính thuế TNCN của NLĐ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC nêu trên. Để xác định là chi phí hợp lý, thì các nội dung liên quan đến khoản hỗ trợ cho NLĐ (chi trang phục, xăng xe, nhà ở...) phải được quy định cụ thể tại một trong các văn bản như hợp đồng lao động, nội quy của doanh nghiệp, quy chế tài chính của doanh nghiệp.

     
    Báo quản trị |