Quy định về xử lý hành vi tàng trữ súng tự chế

Chủ đề   RSS   
  • #510477 19/12/2018

    Quy định về xử lý hành vi tàng trữ súng tự chế

    Xin cho biết: Hành vi tàng trữ súng tự chế (VD: súng bút) có tính năng tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng thì có được xử lý hình sự về hành vi tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng ko? Nếu xử lý được thì có trái với quy định về vũ khí quân dụng trong Luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ko?

     

     
    12982 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510479   19/12/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Theo mình thì súng bút là một loại vũ khí đặc biệt, chủ yếu phục vụ cho hoạt động khủng bố, ám sát. Với khả năng gây tử vong cao, súng bút được xác định là vũ khí quân dụng (điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12. Người nào sử dụng hoặc tàng trữ trái phép loại vũ khí này sẽ xử lý theo quy định pháp luật hình sự. Cụ thể quy định tại khoản 3 điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm.Về truy cứu trách nhiệm hình sự, tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự quy định tại điều 306 Bộ luật hình sự 2015..

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhkhoayentam vì bài viết hữu ích
    phuong1096 (22/12/2018) nhanhengle@yahoo.com (06/05/2020)
  • #511371   31/12/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Tại Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định: "Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự."
     
    Theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 10 Nghị định 167/2013 NĐ/CP, các đối tượng sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng tùy theo các mức vi phạm của khung hình phạt. 
     
    Theo mình thấy thì trường hợp tàng trữ súng tự chế chỉ bị xử phạt vi pham hành chính, ít ghi nhận trường hợp bị xử lý hình sự.
     
    Báo quản trị |