Quy định về việc sao chụp tài liệu

Chủ đề   RSS   
  • #24228 02/08/2008

    vclong2008
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 3327
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Quy định về việc sao chụp tài liệu

        Tôi xin hỏi trong vụ án dân sự thì việc yêu cầu được sao chụp tài liệu của vụ án được thực hiện ở giai đoạn nào của quá trình tố tụng?
    Trường hợp vụ án đã được xét xử phúc thẩm cách đây khoảng 5 năm rồi nhưng nay đương sự có thông tin nghi ngờ tài liệu trong hồ sơ vụ án là giả mạo nên đương sự muốn được sao chụp tài liệu đó để có cơ sở làm đơn khiếu nại, đề nghị tái thẩm thì có được sao chụp tài liệu không? Trình tự thủ tục để sao chụp như thế nào?
     
    32995 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #24229   02/08/2008

    mai_nguyen_2204
    mai_nguyen_2204

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/03/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sao chụp tài liệu

    Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004" do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

    2. Về quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 của BLTTĐS

    2.1. Đương sự chỉ được yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi Toà án mở phiên toà xét xử vụ án- Khi có yêu cầu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ, thì họ phải làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền. Nếu họ trực tiếp đến Toà án trình bày yêu cầu được ghi chép, sao chụp tài liệu chứng cứ, thì họ cũng phải thể hiện bằng văn bản nộp cho Toà án.

    Nếu đương sự là người không biết chữ, thì Toà án lập biên bản ghi rõ yêu cầu của họ. Biên bản phải được đọc lại cho người có yêu cầu nghe, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

    Đơn hoặc văn bản yêu cầu phải ghi cụ thể các tên tài liệu, chứng cứ mà mình cần ghi chép, sao chụp.

    2.2. Trên cơ sở đề nghị của đương sự, Toà án tạo điều kiện cho họ được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ mà họ có yêu cầu- Tuy nhiên, theo quy định về chế độ bảo quản hồ sơ vụ án, về trách nhiệm của cán bộ, công chức của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo quản hồ sơ vụ án, thì Toà án yêu cầu đương sự thực hiện quyền ghi chép, sao chụp các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án như sau:

    a. Toà án cung cấp cho đương sự những tài liệu, chứng cứ cần ghi chép, sao chụp theo yêu cầu của họ, để họ thực hiện việc ghi chép, sao chụp bằng máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác của họ. Các tài liệu chứng cứ đó phải liên quan đến vụ án, không liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư. Nếu không cung cấp tài liệu nào theo đề nghị của đương sự thì cần nêu rõ lý do.

    b. Trong trường hợp đương sự không có máy ảnh hoặc phương tiện kỹ thuật khác để tự mình thực hiện việc sao chụp và nhờ Toà án sao chụp giúp, thì tuỳ theo các điều kiện cụ thể, lực lượng cán bộ của Toà án mà có thể sao chụp giúp được thì đương sự phải trả chi phí sao chụp theo quy định chung.

    Việc sao chụp có thể được thực hiện ngay hoặc có thể trong một thời hạn hợp lý do Toà án ấn định.

    c. Việc ghi chép, sao chụp phải được thực hiện tại trụ sở của Toà án dưới sự giám sát của cán bộ Toà án và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư.

     
    Báo quản trị |  
  • #24230   02/08/2008

    TranVoThienThu
    TranVoThienThu
    Top 100
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2008
    Tổng số bài viết (727)
    Số điểm: 3910
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 86 lần


    Lại gặp bạn nữa rồi !
    1/- Yêu cầu sao chụp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thực hiện trước khi Toà mở phiên Toà xét xử. Mục đích của yêu cầu này là để đương sự nghiên cứu kỷ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ để tranh luận, bào chữa tốt nhất nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình hữu hiệu nhất. Như vậy, trước phiên Toà sơ thẩm bạn cũng xin sao chụp được, mà sau phiên Toà sơ thẩm nếu có kháng cáo, tức trước phiên toà phúc thẩm thì bạn vẫn còn xin sao chụp được.
    2/- Sau khi có Bản án phúc thẩm, coi như vụ án đã kết thúc vì án có hiệu lực thi hành, nếu bạn có phần nào chưa rõ trong nội dung bản án thì có quyền gởi đơn đề nghị Toà Án đã xét xử giải thích cho bạn được rõ. Bạn không còn quyền yêu cầu Toà án phải cho sao chụp tài liệu, chứng cứ nữa. Nếu có cơ sở chứng minh Toà phúc thẩm đã xét xử trái pháp luật ( như sử dụng chứng cứ giả mạo mà bạn đề cập ) thì bạn có quyền khiếu nại đến Chánh án TAND Tối cao và Viện Trưởng VKS tối cao xin kháng nghị theo trình tự Giám đốc thẩm để xem xét lại Bản án phúc thẩm này. Tuy nhiên, thời hiệu để đương sự có quyền khiếu nại xin Giám đốc thẩm, tái thẩm là 3 năm tính từ ngày có Bản án phúc thẩm, ở đây, bản án phúc thẩm mà bạn đề cập đã có từ 5 năm về trước, hết thời hiệu rồi, sao chụp với kiện cáo gì nữa hả bạn ?
             Nếu bạn cần thì cứ nói để tôi dẫn chứng các căn cứ pháp luật cho điều tôi vừa nói nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #550085   27/06/2020

    sau khi có bản án sơ thẩm và chưa nộp đơn kháng cáo thì có thể xin sao chụp tài liệu được không ạ? nếu được thì phải nộp đơn ở đâu ạ? xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn myhoangc1@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/06/2020)