Quy định về ký HĐLĐ đối với lao động cao tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #589903 23/08/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Quy định về ký HĐLĐ đối với lao động cao tuổi

    Lao động cao tuổi là một đối tượng lao động đặc biệt, vì khi sử dụng lao động này thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần lưu ý các quy định về giao kết hợp đồng sẽ khác so với lao động bình thường. Hiện nay, các chính sách về lao động chú trọng quan tâm đến sức khỏe cũng như chế độ đãi ngộ có liên quan đến người lao động cao tuổi mà NSDLĐ cần lưu ý.
     
    ky-hop-dong-lao-dong-doi-voi-nguoi-cao-tuoi
     
    Thông thường hình thức giao kết hợp đồng lao động đối với lao động cao tuổi được lựa chọn bằng hợp đồng xác định thời hạn. Tuy nhiên, giới hạn của loại hợp đồng này chỉ được tái ký tối đa 02 lần. Vậy đối với lao động là người cao tuổi thì có được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều hơn 02 lần hay không?
     
    Khi nào người lao động được xem là lao động cao tuổi?
     
    Hiện nay, để xác định người lao động cao tuổi cần căn cứ vào độ tuổi nghỉ hưu của lao động đó. Cụ thể, Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP) quy định về tuổi nghỉ hưu vào năm 2022 cho người lao động như sau: 
     
    Tuổi nghỉ hưu của lao động trong điều kiện bình thường
     
    Kể từ năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động nam là đủ 60 tuổi 06 tháng, còn đối với lao động nữ là đủ 55 tuổi 08 tháng. Cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
     
    Tuổi nghỉ hưu của lao động trong điều kiện môi trường độc hại, khó khăn
     
    Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, đơn cử như sau:
     
    - Đối với lao động có tuổi nghề từ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm thuộc danh mục tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
     
    - Người lao động có suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
     
    - Người lao động có tổng thời gian  làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại và thời gian làm việc tại vùng kinh tế.
     
    - Xã hội đặc biệt khó khăn có từ đủ 15 năm trở lên.
     
    Tuổi nghỉ hưu của lao động cao hơn trong điều kiện bình thường
     
    Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác cụ thể như sau:
     
    - Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không toàn thời gian.
     
    - Ngoài hưởng các chế độ về hưu trí, lao động cao tuổi còn được hưởng lương và các quyền khác như bình thường.
     
    Như vậy đối với mỗi môi trường lao động khác nhau thì người lao động sẽ có tuổi nghỉ hưu khác nhau. Bên cạnh đó cứ mỗi năm thì số tuổi nghỉ hưu sẽ được thay đổi.
     
    Ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi
     
    Hiện nay, việc giao kết hợp đồng lao động đối với lao động cao tuổi được quy định tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 về hình thức hợp đồng lao động đối với người lao động cao tuổi như sau:
     
    Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. thông thường hợp đồng lao động có xác định thời hạn chỉ tối đa 02 lần, tuy nhiên điều khoản này giúp người lao động cao tuổi có thể tiếp tục thực hiện tái ký hợp đồng lại nhiều lần.
     
    Ngoài ra, tại điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 còn có quy định khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hiệu lực từ lần thứ hai trở đi mà cả hai muốn tiếp tục thực hiện thì vẫn được ký kết bao gồm các đối tượng sau:
     
    (1) Người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
     
    (2) Người lao động cao tuổi.
     
    (3) Hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
     
    (4) Người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
     
    Như vậy, người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động lao động khi giao kết hợp đồng xác định thời hạn có thể ký nhiều lần. Điều này giúp người lao động cao tuổi có thể tiếp tục hoạt động làm việc nếu có nhu cầu vừa có thể đáp ứng với sức khỏe. 
     
    520 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận