Quy định về khám xét người

Chủ đề   RSS   
  • #200348 11/07/2012

    Minh-Nguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định về khám xét người

    LS cho mình hỏi quy định về khám xét người được ghi rõ trong điều mấy của bộ luật, cơ quan nào có thẩm quyền khám xét người, quyền được khám xét trong những trường hợp nào. Xin cám ơn

     
    63919 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #201659   18/07/2012

    luatsuhaily
    luatsuhaily

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2012
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 712
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Gửi bạn Minh-Nguyen

    Quy định về khám xét người được quy định cụ thể trong điều 140, 141, 142 Bộ luật tố tụng hình sự  năm 2003, cụ thể:

    Các trường hợp được khám xét người: Điều 140. Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm

    1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

    Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã.

    2. Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.

    Điều 141. Thẩm quyền ra lệnh khám xét

    1. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    2. Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Trong đó điều 80 quy định:

    Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

    1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

    a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

    b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;

    c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh Toà, Phó Chánh toà Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;

    d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    Khoản 2 điều 81 Bộ luật tố tụng Hình sự: Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

    a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

    b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

    c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

    Như vậy, Viện trưởng PVT VKS, Chánh án, phó chánh án tòa án, thẩm phán giữ chức Chánh tòa, Phó Chánh tào phúc thẩm TAND tối cao, Hội đồng xét xử có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    Trong trường hợp không thể trì hoãn, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

    Điều 142. Khám người

    1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ;

    Người tiến hành khám người phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.

    2. Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

    3. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người đó có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.

    Trân trọng

    Luật sư Vũ Hải Lý

    CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

    VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT

    Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

    Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phớm 4-5

    Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

    Hot-line: 093 366 8166

    Email: info@luatdaiviet.vn

    Website: http://www.luatdaiviet.vn

    Cập nhật bởi luatsuhaily ngày 18/07/2012 03:33:06 CH Cập nhật bởi luatsuhaily ngày 18/07/2012 03:32:05 CH

    Luật sư Vũ Hải Lý, 0978.196826, tuvanluatlaodong.com.

    Công ty Luật TNHH Đại Việt-Văn phòng công chứng Đại Việt, Địa chỉ: P207, 411, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội (địa chỉ cũ 335 Kim Mã)

    Điện thoại: (84-4) 3747 8888, 118. Fax: (84-4) 3747396

    Email: haily@luatdaiviet.vn,

    Website: www.luatdaiviet.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #523493   22/07/2019

    Kimquoc191196
    Kimquoc191196

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho e hỏi chút

    E đang đi trên đường bị tổ công tác kiểm tra. Bao gồm GT, Hình sự. Thì công an họ có được phép khám xét điện thoại, xem tin nhắn các thứ không ạ.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimquoc191196 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/07/2019)
  • #201732   18/07/2012

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần


    Bổ sung thêm theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính:

     

    Điều 47. Khám người theo thủ tục hành chính (Pháp lệnh 2002)

    1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.

    2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.

    Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.

    3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.

    4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.

    5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám một bản.

     

    Thẩm quyền là những người quy định tại  Khoản 18 điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung 2008

    18. Điều 45 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “Điều 45. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

    1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

    a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường;

    b) Trưởng Công an cấp huyện;

    c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh;

    d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu;

    đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động;

    e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;

    g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường;

    h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

    i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển;

    k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.

     
    Báo quản trị |  
  • #369329   28/01/2015

    Vậy thầy cô không có căn cứ nào tự tiện trong giờ chào cờ lên lớp khám xét cặp của học sinh để tìm điện thoại thì có đúng trình tự pháp luật chưa. Nếu không thì phải báo cáo ở đâu. Hình thức xử lý như thế nào? Kính gửi Luật sư!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn henrycdvt vì bài viết hữu ích
    Lyvanquysuphi (19/10/2017) ThanhLongLS (22/07/2019)
  • #537324   14/01/2020

    ngocmai2011
    ngocmai2011

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho e hỏi chút.
    tự ý khám xét hành lý của người khác có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm không ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocmai2011 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/01/2020)