Quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức mới nhất

Chủ đề   RSS   
  • #606977 21/11/2023

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức mới nhất

    Hiện nay viên chức được giải quyết thôi việc trong những trường hợp nào? Và chế độ của viên chức khi thôi việc như thế nào?

    Các trường hợp viên chức được giải quyết thôi việc

    Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

    - Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010;

    - Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp:

    + Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;

    + Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;

    + Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    + Viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự.

    - Đơn vị sự nghiệp công lập không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức khi kết thúc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

    Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;

    - Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo;

    - Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

    - Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.

    Thủ tục giải quyết thôi việc như thế nào?

    - Đối với trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo quy định tại khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, nếu đồng ý cho viên chức thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức theo quy định. Trường hợp không đồng ý cho viên chức thôi việc thì phải trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định.

    - Đối với trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc không ký tiếp hợp đồng làm việc với viên chức thì đồng thời phải giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức.

    Chế độ trợ cấp thôi việc khi viên chức nghỉ việc

    Khi việc chức nghỉ việc thì tiến hành chi trả trợ cấp thôi việc theo Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

    - Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:

    + Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có); Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;

    + Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008;

    + Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.

    - Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.

    Lưu ý viên chức sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp:

    - Viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị;

    - Viên chức đã có thông báo nghỉ hưu hoặc thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật;

    - Viên chức thuộc trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Viên chức 2010.

     
    9694 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #616791   26/09/2024

    Quy định về chế độ thôi việc đối với viên chức mới nhất

    Tôi là giáo viên công tác được 26 năm, nay tôi xin nghỉ việc theo nguyện vọng vậy tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không? Tôi xin cảm ơn Thư Viện Pháp Luật

     
    Báo quản trị |  
  • #616886   27/09/2024

    phucpham2205
    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26758
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 553 lần


    Chào anh, về vấn đề anh hỏi, có thể tham khảo theo ý kiến sau đây:

    Căn cứ Điều 45 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định:

    “Chế độ thôi việc

    1. Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

    Theo đó, giáo viên được hưởng trợ cấp thôi việc khi đáp ứng một trong các điều kiện như sau:

    - Đơn vị nơi giáo viên công tác đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên;

    - Hết thời hạn hợp đồng làm việc nhưng người sử dụng lao động không đồng ý tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc;

    - Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc các trường hợp như sau:

    + Trường hợp nếu giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước bằng văn bản cho người sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày; ít nhất là 03 ngày nếu trong trường hợp giáo viên bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục;

    + Trường hợp giáo viên làm việc theo hợp đồng làm việc có xác định thời hạn thì phải báo trước bằng văn bản cho đơn vị hiện đang công tác trong thời hạn ít nhất là 03 ngày nếu như bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, không được trả lương đầy đủ,...hoặc là thông váo trước ít nhất là 30 ngày khi bản thân hoặc là gia đình gặp khó khăn dẫn đến việc không thể tiếp tục làm việc theo hợp đồng làm việc được nữa.

    Như vậy, giáo viên nghỉ việc theo nguyện vọng sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định nêu trên. 

    Anh có thể tham khảo để đối chiếu với trường hợp của mình. Về cách tính trợ cấp thôi việc, anh có thể xem thêm tại Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP

    Còn về việc có được bảo lưu thời gian đóng BHXH hay không thì tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

    “Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

    Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”

    Theo đó, nếu như anh đã có đủ thời gian đóng BHXH (tối thiểu 20 năm) nhưng chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu khi đủ tuổi.

     
    Báo quản trị |