Quy định Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất?

Chủ đề   RSS   
  • #612020 27/05/2024

    lamint

    Sơ sinh

    Vietnam --> Lâm Đồng
    Tham gia:05/12/2023
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quy định Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới nhất?

    Ngày 25/05/2024 Chính Phủ ban hành Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi theo Nghị định 154/2020/NĐ-CP. Theo đó, Nghị định sửa đổi một số quy định về Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

    Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 59/2024/NĐ-CP sửa đổi tên Điều 10 thành “Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” với nội dung như sau:

    - Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan; lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

    - Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

    - Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức có liên quan để lấy ý kiến. Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, gửi hồ sơ đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để lấy ý kiến;

    - Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến;

    - Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

    - Nghiên cứu ý kiến góp ý để hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bản Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý phải được đăng tải cùng với các tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan lập đề nghị.

    Sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

    Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức lập đề nghị có thể huy động sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động sau:

    - Tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; rà soát, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành;

    - Khảo sát, điều tra xã hội học; đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

    - Tập hợp, nghiên cứu, so sánh tài liệu, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan đến các chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

    - Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

    Như vậy, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách đã được liệt kê cụ thể so với quy định tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

    Nghị định 59/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2024.

     
    482 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận