Quy định tại điều 158 Bộ luật lao động 2012 có lợi cho lao động nữ nghỉ thai sản hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #485861 28/02/2018

    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Quy định tại điều 158 Bộ luật lao động 2012 có lợi cho lao động nữ nghỉ thai sản hay không?

    Theo quy định tại điều 158 Bộ luật lao động năm 2012 :

    “Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

    Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.”

    Quy định tại điều 158  được hiểu là lao động nữ sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Bộ Luật lao động 2012 được đảm bảo còn công việc cũ trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản, trong trường hợp việc làm cũ không còn thì phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ  thai sản.

    Ví dụ : Chị Nguyễn Thị C làm kế toán trưởng của công ty, trong thời gian chị C nghỉ hưởng chế độ thai sản công ty đã quyết định cho người khác làm kế toán trưởng và khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hưởng chế độ thai sản, vị trí của chị C trong công ty không còn và công ty đã bố trí cho chị C qua vị trí khác với mức lương vẫn bằng trước khi hưởng thai sản.

    Vậy thấy rằng quy định này có bất lợi cho người lao động khi nghỉ chế độ thai sản.

    Các bạn cho ý kiến.

     

     
    7630 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenlinh2010 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (03/03/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #486120   01/03/2018

    Tôi hiểu việc làm không còn có nghĩa là công việc đó của công ty không còn nữa, chứ không phải là vị trí đó đã đủ người.

    Trong ví dụ của bạn thì khi chị C vào làm lại, nếu cty vẫn còn vị trí kế toán trưởng (mặc dù người khác đang làm) thì cty phải cho chị C làm kế toán trưởng.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (02/03/2018)
  • #486126   02/03/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Theo mình nghĩ thì quy định "việc làm cũ không còn"" có nghĩa là trong công ty không còn công việc đó không còn nữa. Việc xử phạt chủ sử dụng lao động khi không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ sau chế độ nghỉ thai sản được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động nếu không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật lao động”.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thuongtommy92 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (03/03/2018)
  • #486138   02/03/2018

    Thuongtommy92 viết:

    Theo mình nghĩ thì quy định "việc làm cũ không còn"" có nghĩa là trong công ty không còn công việc đó không còn nữa. Việc xử phạt chủ sử dụng lao động khi không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ sau chế độ nghỉ thai sản được quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 18 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động nếu không bảo đảm việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 157 của Bộ luật lao động”.

    Mình đồng quan điểm với bạn này, nếu sau khi nghỉ thai sản mà công việc cũ không còn mà lại sắp xếp công việc khác cũng mức lương đó nhưng nếu công việc không đáp ứng được đúng công việc của người lao động thì sao? Ví dụ nếu chị A làm kế toán trưởng nhưng nghỉ thai sản quay lại làm công ty tuyển kế toán trưởng khác làm xong cho chị A xuống làm lễ tân hay nhân viên bán hàng thử xem có được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #486163   02/03/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Theo quan điểm cá nhân mình thì có vẻ như việc hiểu ý nghĩa các quy định của pháp luật vẫn cón nhiều cái chưa thống nhất đãn đến việc hiểu saua xa hay hiểu chưa đúng tinh thần mà pháp luật có đề cập. Cụ thể như tại quy định trên thì đây vẫn là quy định có lợi cho phụ nữ sau khi nghỉ thai sản quay trở lại làm việc và họ được bố trí làm công việc cũ, nếu như công việc đó không còn thì phải bố trí công việc khác với mức lương bằng hoặc cao hơn so với trước khi nghỉ.

    Trên tinh thân cua pháp luật thì đã thể được sự bảo vệ quyền của phụ nũ khi nghỉ thai sản, và đương nhiên công việc mà họ trước đây đảm nhiệm thì có thể có lý do còn hoặc không còn. Tuy nhiên theo phía chủ quan của người viết thì có thể cái này nó nằm ở việc hiểu "công việc đó không còn nữa" nó khác với không việc bổ nhiệm người khác làm vị trí đó. Như ví dụ mà bạn có để cập thì mình thấy công việc đó vẫn còn chứ không phải không còn mà chỉ là có sự thay đổi thôi. Đúng như các bạn khác có bình luận ở đây việc không có công việc đó nữa nó được hiều là trước đây chị đang làm công việc cho một dự án đang triển khai, nhưng đến khi chị đi làm lai thì dự án đó đã hoàn thành nên công việc của chị trong dự án lúc đó không còn, công ty phải bố trí chị vào công việc khác có mức lương tương đương vậy.

    Như vậy, đúng theo quy định thì nó vẫn đang hợp lý và mình chưa thấy có sai ở điểm nào liên quan đến sự bất lợi cho người lao động nữ đi làm trở lại sau khi nghỉ thai sản cả. Nhưng vấn đề này cũng bình thường bởi pháp luật luôn tồn tại nhiều quan điểm bởi mỗi người có một cách hiểu khác nhau, nếu như không có những hướng dẫn cụ thể thì việc đối khi cachs hiểu không giống nhau, mình thấy vậy nhưng người khác không thấy vậy nữa.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    giangmoom (03/03/2018) Thuongtommy92 (02/03/2018)
  • #486174   02/03/2018

    Theo mình thì quy định trên hòan tòan không gây bất lợi cho người lao động nữ nghỉ thai sản, vì sau khi nghỉ chế độ thai sản họ vẫn được nhận vào làm việc tại công ty với công việc cũ; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Và việc làm cũ không còn trong trường hợp này là khi trong ty công việc cũ đó không còn nữa thì nguời lao động này vẫn được bố trí một công việc khác để đảm bảo việc làm cho họ sau khi nghỉ chế độ thai sản này.

    Theo mình quy định này hòan tòan có lợi cho nguời lao động nghỉ chế độ thai sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #486188   02/03/2018

    Xin chào Luật sư !

    Cho tôi hỏi nếu trong trường hợp chị C sinh con thứ 3 thì Luật quy định như thế nào?

    Cảm ơn Luật sư !

     
    Báo quản trị |  
  • #486194   02/03/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chị C sinh con thứ 3 hay con thứ 8 thì cũng không có gì khác nhau, luật vẫn vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #486252   03/03/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Những quy định tưởng như rõ một một, những điều luật tưởng chừng như đang đứng ra bảo vệ ...nhưng cuối cùng khi áp dụng trên thực tế thì đó là cả một hành trình từ "lý thuyết đến thực hành". Việc ban hành các quy định pháp luật không hề đơn giản.

     
    Báo quản trị |  
  • #527626   03/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Luật quy định như vậy đã là nghiêng về hướng người lao động rồi, khi lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng thì phải cần có một người khác thế vào để lắp đi vị trí trống. Sau khi lao động sinh con trở lại làm việc dù là vị trí đó không còn hay đã có người thế thì người sử dụng lao động vẫn phải nhận người lao động nữ sinh con vào làm việc.

     
    Báo quản trị |