Quy định số 67-QĐ/TW về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy,của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Chủ đề   RSS   
  • #585097 03/06/2022

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần


    Quy định số 67-QĐ/TW về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy,của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc TW

    Thay mặt Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 2.6.2022 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    Theo đó, ban chỉ đạo cấp tỉnh do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy thành lập, chịu trách nhiệm trước ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn.
     
    Về tổ chức bộ máy, trưởng ban chỉ đạo là bí thư tỉnh ủy, thành ủy. Các phó ban gồm phó bí thư thường trực tỉnh ủy, thành ủy; trưởng ban nội chính; trưởng ban tổ chức; chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; giám đốc công an. Trưởng ban nội chính là phó ban thường trực.
     
    ban-chi-dao-phong-chong-tham-nhung-quy-dinh-67
     
    Các ủy viên gồm trưởng ban tuyên giáo; chánh văn phòng tỉnh ủy, thành ủy; chánh án TAND; viện trưởng Viện KSND; chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự, tư lệnh Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội, tư lệnh Bộ Tư lệnh TP.HCM; giám đốc sở tư pháp; chánh thanh tra; chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam; phó trưởng ban nội chính.
     
    Ngoài thành phần, cơ cấu nêu trên, trường hợp thật cần thiết phải điều chỉnh thành viên ban chỉ đạo cấp tỉnh thì ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy báo cáo, xin ý kiến thường trực Ban Chỉ đạo trung ương trước khi quyết định.
     
    Thường trực ban chỉ đạo gồm trưởng ban và các phó ban. Ban Nội chính là cơ quan thường trực của ban chỉ đạo cấp tỉnh. 
     
    Về phạm vi, ban chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương.
     
    Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
     
    Về nhiệm vụ cụ thể, ban chỉ đạo có các nhiệm vụ như chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định Đảng, pháp luật Nhà nước.
     
    Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức Đảng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.
     
    Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực và xử lý thông tin về vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp, kiến nghị...
     
    Ban chỉ đạo có quyền hạn như yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo xem xét lại việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý khi có căn cứ cho rằng việc kết luận, xử lý chưa khách quan, chính xác, nghiêm minh.
     
    Yêu cầu các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của địa phương kết luận, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.
     
    Trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại việc giải quyết hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng quy định Đảng, pháp luật Nhà nước.
     
    Trong trường hợp cần thiết quyết định thành lập các tổ công tác liên ngành để chỉ đạo thực hiện, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương...
     
    >>> Xem toàn văn Quy định 67 tại file đính kèm bên dưới
     
    1607 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/06/2022) admin (03/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận