Quy định pháp luật đấu thầu về sử dụng nhân lực trong các gói thầu

Chủ đề   RSS   
  • #593611 02/11/2022

    Quy định pháp luật đấu thầu về sử dụng nhân lực trong các gói thầu

     Hiện nay, pháp luật về đấu thầu nước ta không có quy định cấm không được sử dụng nhân lực thi công giống nhau trong các dự án của nhà thầu, nếu nhà thầu tại thời điểm ký kết bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu theo khoản 2 Điều 64 Luật Đấu thầu 2013 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng:

    “Các nhà thầu quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng và an toàn đối với các công việc do mình thực hiện trước pháp luật, trước chủ đầu tư và trước nhà thầu chính trong trường hợp là nhà thầu phụ. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.”.

    Theo đó, trường hợp nhà thầu tham dự nhiều gói thầu trong cùng một thời điểm và nhân sự mà nhà thầu đề xuất cho các gói thầu này là trùng nhau thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu vẫn được xem xét, đánh giá.

    Và nếu nhà thầu được xếp hạng thứ nhất ở nhiều hơn một gói thầu và thời gian huy động nhân sự để thực hiện các gói thầu này là trùng lặp, không bảo đảm huy động được đầy đủ nhân sự, thiết bị theo đúng tiến độ, yêu cầu của gói thầu thì được coi là tình huống phát sinh trong đấu thầu.

    Theo quy định tại Khoản 15 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và chủ đầu tư chịu trách nhiệm xem xét, xử lý tình huống theo hướng cho phép nhà thầu được lựa chọn một trong những gói thầu mà nhà thầu xếp hạng thứ nhất để vào thương thảo hợp đồng.

    Nhà thầu thi công có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nếu phát hiện sai phạm thì xử lý theo quy định của hồ sơ hợp đồng dự thầu mà chủ đầu tư và nhà thầu đã thỏa thuận.

    Chủ đầu tư chịu trách nhiệm xử lý tình huống trong đấu thầu trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình (Điều 86 Luật Đấu thầu và Khoản 11 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP).

     

     
    358 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhan3310@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593695   05/11/2022

    nguyenthikimdung2000
    nguyenthikimdung2000
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/08/2022
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2480
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 67 lần


    Quy định pháp luật đấu thầu về sử dụng nhân lực trong các gói thầu

    Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ, mình xin được bổ sung như sau: đấu thầu là một hoạt động thương mại. Trong đó bên dự thầu là các thương nhân có đủ điều kiện với mục tiêu hướng tới là lợi nhuận, còn bên mời thầu có mục tiêu xác lập được hợp đồng mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ với các điều kiện tốt nhất cho họ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #593990   20/11/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Quy định pháp luật đấu thầu về sử dụng nhân lực trong các gói thầu

    Cảm ơn bài viết của bạn về vấn đề nêu trên. Mình có ý kiến bổ sung như sau:

    Quy định về nhân sự chủ chốt: Khoản 2, Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

    Theo Điểm đ Mục 3 Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT quy định một trong các quy định của E-HSMT dẫn đến hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng bao gồm yêu cầu về nhân sự chủ chốt đối với các vị trí mà pháp luật về xây dựng không có yêu cầu về tiêu chuẩn đối với chức danh đó hoặc các vị trí kỹ thuật thông thường, công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông.

    Theo đó, việc lập E-HSMT tuân thủ theo các quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/11/2022)