Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 thay thế Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Học sinh tiểu học - Ảnh minh họa
Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như:
(1) Quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình:
-
Từ năm 2020 – 2021 đối với học sinh lớp 1
-
Từ năm 2021 – 2022 đối với học sinh lớp 2
-
Từ năm 2022 – 2023 đối với học sinh lớp 3
-
Từ năm 2023 – 2024 đối với học sinh lớp 4
-
Từ năm 2024 – 2025 đối với học sinh lớp 5
Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 sửa đổi bổ, sung bởi Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 tiếp tục được áp dụng cho đến khi hoàn thành lộ trình trên.
(2) Về nội dung:
Trước đây nội dung đánh giá chỉ bao gồm đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh và phẩm chất cơ bản như:
- Năng lực: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề;
- Phẩm chất: chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
Quy định mới đã có những nội dung đánh giá cụ thể chuyên sâu hơn về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lỗi.
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học,công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Trước đây đối với nội dung đánh giá chỉ hướng tới:
(3) Phương pháp đánh giá:
Đây là một trong những điểm mới nổi bật, trước đó Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT không có quy định về phương pháp đánh giá đối với việc đánh giá học sinh tiểu học. Cụ thể có ô phương pháp như sau:
- Phương pháp quan sát: giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép các biểu hiện của học sinh đẻ sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua sơ đồ học tập, các sản phẩm và các hoạt động của học sinh.
- Phương pháp vấn đáp: giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhầm đưa ra nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết.
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2020.
Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 09/09/2020 03:45:52 CH