Quy định bồi hoàn của chế độ cử tuyển phát sinh nhiều năm trước

Chủ đề   RSS   
  • #602096 26/04/2023

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1972)
    Số điểm: 13243
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 254 lần


    Quy định bồi hoàn của chế độ cử tuyển phát sinh nhiều năm trước

    Cá nhân thuộc chế độ cử tuyển đào tạo từ năm 2008 đến năm 2015. Bây giờ bỏ việc thì có yêu cầu bồi hoàn chi phí hay không?
     
    Đối tượng áp dụng quy định về chế độ cử tuyển
     
    Quy định về chế độ cử tuyển hiện áp dụng theo Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Đối tượng người học được hưởng chế độ được nêu tại Điều 2 gồm:
     
    - Người dân tộc thiểu số rất ít người.
     
    - Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
     
    Văn bản này có hiệu lực từ ngày 23 tháng 01 năm 2021. Tại Điều 21 quy định rõ rằng Chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đã được áp dụng trước thời điểm văn bản có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được thực hiện theo quy định tại quy định cũ trước đó. Vì vậy, khi các đối tượng hưởng chế độ cử tuyển trước thời điểm Nghị định 141/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì sẽ áp dụng văn bản trước đó để giải quyết các vấn đề liên quan là Nghị định 134/2006/NĐ-CP và văn bản sửa đổi Nghị định 49/2015/NĐ-CP.
     
    Bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo của chế độ cử tuyển nhiều năm về trước
     
    Đối với trường hợp cá nhân được hưởng chế độ cử tuyển trước ngày 23 tháng 01 năm 2021 thì như đã phân tích ở trên, việc bồi hoàn sẽ phải thực hiện theo quy định cũ là Nghị định 134/2006/NĐ-CP và văn bản sửa đổi Nghị định 49/2015/NĐ-CP. Cụ thể tại Điều 12 có nêu các trường hợp bồi hoàn như sau:
     
    - Người bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự thôi học nhưng không có lý do chính đáng được cơ quan cử đi học chấp thuận.
     
    - Người không chấp hành sự xét tuyển vào vị trí việc làm theo quy định tại Nghị định này sau khi tốt nghiệp.
     
    - Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định ít hơn hai lần thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
     
    - Người bị kỷ luật không được xét tuyển vào vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc bị thôi việc trong thời gian đang chấp hành sự xét tuyển vào vị trí việc làm.
     
    Nếu cá nhân thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. Còn khi không thuộc trường hợp nào nêu trên thì sẽ không phải bồi hoàn. Có nghĩa là dù đã có quy định mới, nhưng nếu thuộc các trường hợp bồi hoàn theo quy định cũ thì cá nhân đó vẫn phải thực hiện bồi hoàn như thông thường. 
     
    Lưu ý là đối với trường hợp bỏ việc thì bồi hoàn chỉ thực hiện khi có thời gian làm việc theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định ít hơn hai lần thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo, còn khi đã đảm bảo hai lần thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo thì dù có bỏ việc ngang cũng không phải bồi hoàn chế độ cử tuyển.
     
    Thực hiện việc bồi hoàn khi phát sinh trách nhiệm
     
    Việc thực hiện chế độ bồi hoàn tuy vẫn thực hiện theo quy định cũ nhưng thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn hay thực hiện trả, thu tiền bồi hoàn vẫn sẽ thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị định 141/2020/NĐ-CP. Cụ thể tại Điều 15 có nêu về thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo tương ứng với từng lý do vi phạm:
     
    - Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người học cử tuyển vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
     
    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động (cấp tỉnh) quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người học cử tuyển vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Nghị định này.
     
    Trình tự, thủ tục trả và thu thực hiện như sau:
     
    - Chậm nhất trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học cử tuyển có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.
     
    - Chi phí bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.
     
    - Trường hợp người học không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bồi hoàn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.
     
    72 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận