Quy định bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội.

Chủ đề   RSS   
  • #342961 07/09/2014

    Quy định bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội.

    Cho em hỏi nhận định sau đúng hay sai: theo quy định hiện hành nếu thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam chỉ đạt 45% số phiếu tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội thì điều  đó cũng không quan trọng nên người có thẩm quyền cũng không phải can thiệp.

     
    4217 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #343241   09/09/2014

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


    chào bạn, theo như mình tìm hiểu thì:

           Một trong những mục đích của việc đánh giá tín nhiệm này là để loại bỏ những vị trí chưa làm tròn chức trách, nhưng để làm được điều này không phải dễ mà phải trải qua nhiều công đoạn.

          Sau vòng lấy phiếu tín nhiệm, phải cần đến 2/3 đại biểu Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hoặc bị hơn một nửa Quốc hội đánh giá ‘tín nhiệm thấp’ hai năm liên tục, một vị trí nào đó mới đứng trước nguy cơ mất chức.

         Tuy nhiên, vị bị tín nhiệm thấp này không mất chức ngay mà còn phải trải qua thêm một vòng nữa là ‘bỏ phiếu tín nhiệm’, nhưng không phải tại kỳ họp đang diễn ra của Quốc hội mà phải đến kỳ họp sau.

          vì vậy, mình thấy đề bài của bạn chưa rõ lắm,  có cụm từ " nên người có thẩm quyền cũng không phải can thiệp" theo mình nghĩ là sai.

         đó là  ý kiến của mình, bạn tham khảo thêm nhé.

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithuyphu vì bài viết hữu ích
    tieuyeu2312 (13/09/2014)
  • #344407   13/09/2014

    em cũng thắc mắc như vậy..........nhưng thầy lại bảo về suy nghĩ thêm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #344562   15/09/2014

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


    bạn thắc mắc gì vậy?

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |  
  • #347227   28/09/2014

     Theo em được biết thì Thống đốc ngân hàng nhà nước tương đương với cấp Bộ trưởng, là 1 thành viên của chính phủ, được Thủ tướng  đề nghị trình Quốc hội chấp thuận bổ nhiệm nên nếu chỉ đạt 45% số phiếu tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm thì không đủ tín nhiệm. Người này sẽ hk được giữ chức Thống đốc Ngân hàng và thủ tướng và Quốc hội sẽ phải tìm 1 phương án khác............mà việc này thì trong luật lại không quy định. Còn phần "người có thẩm quyền cũng không cần phải can thiệp"  thì em cũng không hiểu.

     
    Báo quản trị |  
  • #347259   29/09/2014

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


     

     

    Chào bạn Tieuyeu2312 !

     

    Mục đích lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
     
    Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn; giúp những người này nhận thấy được mức độ tín nhiệm để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của mình. 
     
    Lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm là để đánh giá mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ của cơ quan có thẩm quyền.
     
    Bỏ phiếu tín nhiệm là việc đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn  làm cơ sở cho việc miễn nhiệm chức vụ đối với người mà Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân không còn tín nhiệm. 
     
     
    Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
     
    1. Bảo đảm quyền và nâng cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; tôn trọng quyền được báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
     
    2. Công khai, công bằng, khách quan, đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
     
    3. Bảo đảm sự ổn định của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
     
     
    Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm 
     
    Căn cứ đánh giá tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn gồm:
     
    1. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật;
     
    2. Tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống.
     
     
    Phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm 
     
    1. Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn sau đây: 
     
    a) Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; 
     
    b) Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
     
    c) Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; 
     
    d) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
     
    2. Hội đồng dân tộc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ tịch, các ủy viên của Hội đồng dân tộc. Các Ủy ban của Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ nhiệm, các ủy viên của Ủy ban mình. 
     
    3. Hội đồng nhân dân thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu sau đây: 
     
    a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch, uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân; 
     
    b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của Uỷ ban nhân dân.
     
    4. Các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với Phó Trưởng ban và các ủy viên của Ban mình.
     
     
    Quy trình lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội
     
    1. Người được lấy phiếu tín nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị quyết này có báo cáo công tác bằng văn bản về việc thực hiện các nội dung quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này trong năm trước đó. Báo cáo được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
     
    Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi thông báo về việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp và báo cáo công tác của người được lấy tín nhiệm đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
     
    2. Quốc hội quyết định ngày lấy phiếu tín nhiệm trong chương trình kỳ họp.
     
    3. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội có thể gửi yêu cầu bằng văn bản đến người được lấy phiếu tín nhiệm đề nghị làm rõ hơn những nội dung thuộc căn cứ đánh giá đối với chức danh liên quan. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời đại biểu bằng văn bản đối với các yêu cầu mà đại biểu đã nêu.
     
    4. Quốc hội thực hiện lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín tại phiên họp toàn thể. Trên phiếu thể hiện tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ tín nhiệm: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”.
     
    5. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu để xác định và công bố số phiếu tín nhiệm đối với từng người. 
     
    6. Uỷ ban thường vụ Quốc hội tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; trình Quốc hội thông qua Nghị quyết chung về việc lấy phiếu tín nhiệm.
     
    7. Người có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá mức “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức hoặc Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết này.
     
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #347292   29/09/2014

    maithuyphu
    maithuyphu
    Top 500
    Female


    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2013
    Tổng số bài viết (181)
    Số điểm: 2184
    Cảm ơn: 74
    Được cảm ơn 48 lần


    chào bạn luatsutraloi3 mình thấy bạn ghi " Nghị quyết này" cho mình hỏi Nghị quyết nào vậy bạn? (mình muốn tham khảo)

    hãy nói cho tôi nge, bạn đang nghĩ gì.

     
    Báo quản trị |