Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng."
Thời gian báo giảm thai sản phải căn cứ vào thời gian nghỉ thực tế của người lao động chứ không phải thời gian sinh.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
"Điều 39: Mức hưởng chế độ thai sản
...
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội."
Công văn 1734/BHXH-QLT năm 2017 về hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tại nạn lao động-bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành:
"7. Quy định quản lý thời gian đóng BHXH, BHYT, BHTN
...
7.3. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BH TNLĐ- BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động;"
Như vậy, người lao động xin nghỉ từ ngày 10/3 thì trong tháng người lao động không đi làm và không hưởng lương trên 14 ngày làm việc => Tháng 3, người sủ dụng lao động và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội, BHTN, BH TNLĐ-BNN, được cơ quan y tế đóng BHYT. Do đó báo giảm từ tháng 3 chị nhé.