Quốc Triều Hình Luật, làng xã Việt Nam truyền thống & nhà vua trong thể chế chính trị quân chủ phong kiến?

Chủ đề   RSS   
  • #17251 04/12/2008

    HuongLy89

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quốc Triều Hình Luật, làng xã Việt Nam truyền thống & nhà vua trong thể chế chính trị quân chủ phong kiến?

    Em muốn hỏi Luật sư câu hỏi về môn Lịch sử nhà nước và pháp
    luật Việt Nam ạ!
    -Những điểm đặc săc trong chế định thừa kế tài sản hương hỏa của bộ Quốc Triều Hình Luật?
    -Quá trình giữ gìn, củng cố và cấu trúc lại cơ cấu làng xã Việt Nam truyền thống trong thời kì cổ trung đại?
    -Phân tích địa vị, quyền lực của nhà vua trong thể chế chính trị quân chủ phong kiến?
    Em đang học đến phần này và chưa hiểu nhiều về nó. Mong Luật sư trả lời em trong thời gian ngắn nhất ạ. Em xin cảm ơn!
     
    25800 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #17252   13/10/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Quốc Triều Hình Luật, làng xã Việt Nam truyền thống & nhà vua trong thể chế chính trị quân chủ phong kiến?

    Học hành kiểu này là ko được nha bạn! bạn nên vô thư viện lục lọi tài liệu viết về vấn đề bạn quan tâm thì hay hơn. Còn không, thì nên góp ý với Lawsoft ấy để mở mục dành cho SV tự trao đổi với nhau về các môn học.
     
    Báo quản trị |  
  • #17253   13/10/2008

    sunfire
    sunfire

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/10/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 28
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    các loại hợp đông trong quốc triều hình luật bao gồm nhưng loại cụ thể thế nào?cụ thể từng loại

    ai có thể giúp mình viết chi tiết về các loại hợp đồng trong bộ Quốc triều hình luật!cụ thể từng loại một!
    cám ơn trước nha!
     
    Báo quản trị |  
  • #17254   14/10/2008

    H0904525669
    H0904525669

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quốc triều hình Luật

    Đánh giá về chế độ thừa kế tài sản hương hỏa trong bộ Quốc triều hình luật
     
    Báo quản trị |  
  • #17255   22/10/2008

    yuki_law
    yuki_law

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thư viện trường mình nhìu lắm,mọi người lên đọc đi

    Cứ đi rồi sẽ đến...0_0

     
    Báo quản trị |  
  • #17256   05/11/2008

    volka
    volka

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    lên trường được thì người ta đã kg vào đây hỏi gòy..đâu fãi ai cũng có điều kiện học tại trường như các bạn
     
    Báo quản trị |  
  • #17257   06/11/2008

    bienk1a
    bienk1a

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2008
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 285
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    tìm hiểu về vấn đề làng xã tự trị thời phong kiến việt nam

    tìm hiểu về vấn đề làng xã tự trị việt nam thời phong kiến
     
    Báo quản trị |  
  • #17258   08/11/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    volka viết:
    lên trường được thì người ta đã kg vào đây hỏi gòy..đâu fãi ai cũng có điều kiện học tại trường như các bạn


    Nếu ai không có điều kiện "lên trường" thì tui xin giới thiệu bài viết khá chi tiết, cụ thể mà ngâm kíu cả ngày không hết:

    Luật Hồng Đức

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm

    Luật Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.

    Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau: Luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính v.v...

    Mục lục

    [ẩn]

    [sửa] Lịch sử

    Văn bản của bộ luật này là một trong những thư tịch cổ nhất hiện còn được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán-Nôm (Hà Nội). Tại đây có hai bản in ván khắc đều có tên là Quốc triều hình luật. Ngoài ra còn có một bộ sách chép tay tuy có tên gọi là Lê triều hình luật, nhưng nội dung của nó lại là bản sao lại của Quốc triều hình luật (nhà Hậu Lê) và chép vào thời gian sau này.

    Trong đó bản Quốc triều hình luật mang ký hiệu A.341 là bản in ván khắc hoàn chỉnh hơn cả và được coi là văn bản có giá trị nhất. Bộ luật trong sách này gồm 6 quyển, in ván khắc trên giấy bản, tổng cộng gồm 129 tờ đóng chung thành một cuốn. Sách không ghi tên tác giả, không có dấu hiệu niên đại soạn thảo hay niên đại in ấn và cũng không có lời tựa hoặc các chú dẫn khác. Bìa nguyên bản cuốn sách đã mất, được thay thế bằng một tờ bìa viết 4 chữ Hán là Quốc triều hình luật bằng bút lông. Nội dung của bộ luật này đã được Phan Huy Chú ghi chép lại trong phần Hình luật chí của Lịch triều hiến chương loại chí, nhưng thiếu so với cuốn sách này 143 điều trong tổng số 722 điều.

    Từ đầu thế kỷ 20, Quốc triều hình luật đã được khảo dịch sang tiếng Pháp. Đến năm 1956, nó mới được dịch sang quốc ngữ lần đầu tiên (bản dịch của trường luật khoa đại học do Lương Thần Cao Nãi Quang phiên âm, và dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác hiệu đính, Vũ Văn Mẫu viết lời tựa, nhà in Nguyễn Văn Của, Sài Gòn, 1956). Gần đây, Viện Sử học Việt Nam đã dịch thuật lại cho chuẩn xác hơn. (Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội - 1991).

    Một số học giả Pháp, khi khảo dịch và nghiên cứu cho rằng nó có tên là Lê triều hình luật và nó là Lê triều điều luật được in năm 1777 (Cảnh Hưng thứ 38) mà Phan Huy Chú đã ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí sau khi họ nghiên cứu thiên Hình luật chí trong cuốn sách này của ông cũng như bản chép tay của Quốc triều hình luật. Theo Vũ Văn Mẫu, Quốc triều hình luật được ban bố lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và có lẽ vào thời gian cuối của niên hiệu này. Ý kiến của Vũ Văn Mẫu chủ yếu dựa vào ý kiến của Phan Huy Chú viết về việc ban hành dưới thời Lê bộ Hồng Đức hình luật và lời đề tựa của vua Gia Long triều Nguyễn cho bộ Hoàng Việt luật lệ, trong đó ông đánh giá rất cao bộ luật cổ này và gọi nó là bộ luật Hồng Đức.

    Các ý kiến khác cho rằng bộ Quốc triều hình luật đã được soạn, sửa đổi liên tục từ đầu thời kỳ nhà Hậu Lê, trong đó có những đóng góp to lớn dưới thời Lê Thánh Tông. Các ý kiến này chủ yếu dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư với ghi chép là năm Thái Hòa thứ 7 (1449), vua Lê Nhân Tông đã bổ sung thêm vào bộ hình luật chương điền sản gồm 14 điều. Ngoài ra, qua các sử sách khác và qua các lần in khắc ván (với những điểm khác nhau về nội dung của các văn bản), các bổ sung và tên gọi các đơn vị hành chính ghi trong bộ luật v.v có thể nhận thấy bộ luật này được soạn thảo, bổ sung, hiệu đính qua nhiều đời vua triều Lê. Thời điểm khởi thảo, ban hành lần đầu cho đến nay vẫn chưa rõ.

    [sửa] Bố cục

    Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển (5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v.v).

    Bố trí cụ thể như sau:

    1. Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v)
    2. Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ.
    3. Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ.
    4. Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự.
    5. Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này.
    6. Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này.
    7. Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục.
    8. Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị như phản nước hại vua.
    9. Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các tội vu cáo, lăng mạ v.v
    10. Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
    11. Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây.
    12. Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này.
    13. Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.

    Hai chương cuối này đã có một số quy định về tố tụng, nhưng chưa hoàn chỉnh.

    [sửa] Các quy định dân sự

    Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.

    [sửa] Sở hữu và hợp đồng

    QTHL đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư).

    Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất công thành tư (điều 353), không được ẩn lậu để trốn thuế (điều 345) v.v

    Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng về ruộng đất tư cũng được quy định rõ ràng. Chẳng hạn, cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (điều 357), cấm tá điền tranh ruộng đất của chủ (điều 356), cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355) v.v

    Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh 3 loại hợp đồng về ruộng đất:

    • Mua bán ruộng đất
    • Cầm cố ruộng đất
    • Thuê mướn ruộng đất

    Về hình thức, các hợp đồng thường phải lập thành văn tự giữa các bên tham gia hợp đồng với sự chứng thực của quan viên có thẩm quyền.

    [sửa] Thừa kế

    Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc (các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388. Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai. Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
     
     Các quy định hình sự

    .......................
    ______________________________________

    Còn dài lắm!!!!!



     
    Báo quản trị |  
  • #17259   14/11/2008

    quynhhcd
    quynhhcd

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chế độ làng xã tự trị ở Việt Nam thời phong kiến

    Em muốn hỏi Luật sư câu hỏi về môn Lịch sử nhà nước và pháp
    luật Việt Nam ạ!
    Tìm hiểu về chế độ làng xã tự trị ở Việt Nam thời phong kiến
    Em đang học đến phần này và chưa hiểu nhiều về nó. Mong Luật sư trả lời em trong thời gian ngắn nhất ạ. Em xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #17260   16/11/2008

    phamsonhlu
    phamsonhlu

    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    HuongLy89 viết:
    Em muốn hỏi Luật sư câu hỏi về môn Lịch sử nhà nước và pháp
    luật Việt Nam ạ!
    -Những điểm đặc săc trong chế định thừa kế tài sản hương hỏa của bộ Quốc Triều Hình Luật?
    -Quá trình giữ gìn, củng cố và cấu trúc lại cơ cấu làng xã Việt Nam truyền thống trong thời kì cổ trung đại?
    -Phân tích địa vị, quyền lực của nhà vua trong thể chế chính trị quân chủ phong kiến?
    Em đang học đến phần này và chưa hiểu nhiều về nó. Mong Luật sư trả lời em trong thời gian ngắn nhất ạ. Em xin cảm ơn!


    Bắt gặp ban Ly lớp mình nha!trên thu viện trường mình đầy tài liệu đó thôi!!! Ly điên!
     
    Báo quản trị |