Quốc hội vất vả giành quyền lập pháp từ Chính phủ?

Chủ đề   RSS   
  • #467475 12/09/2017

    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Quốc hội vất vả giành quyền lập pháp từ Chính phủ?

    Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Công văn số 9445/VPCP-PL ngày 06 tháng 9 năm 2017 về văn bản tham gia ý kiến của Chính phủ đối với dự án Luật hành chính công. Theo đó, Chính phủ cho rằng “tuy đã được được chuẩn bị một cách nghiêm túc, công phu, nhưng về cơ bản, dự án Luật có nhiều vấn đề chưa hợp lý, rất khó có thể khắc phục, nhất là về phạm vi điều chỉnh; về bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật; về bảo đảm tính minh bạch và khả thi theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ thấy rằng việc xây dựng, ban hành Luật này sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cả về trình tự, thủ tục và nội dung; không bảo đảm tính khả thi. Do vậy, việc xây dựng, ban hành Luật này là chưa cần thiết”.

    Như vậy, sáng kiến lập pháp đầu tiên của một Đại biểu được Quốc hội ủng hộ đã không nhận được sự đồng tình của Chính phủ. Trước đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng sẽ khó khăn trong khi Chính phủ chưa có quan điểm rõ về dự án luật này, bởi Chính phủ phải đồng tình mới đưa ra Quốc hội được.

    Chưa bàn đến sự cần thiết của Luật hành chính công hiện nay, nhưng điều này cho thấy, quyền lập pháp vẫn chưa thực sự thuộc hoàn toàn vào Quốc hội. Trong khi Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ “thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Thực tế cho đến hiện nay thì hầu hết các dự án luật đều do Chính phủ mà cụ thể là các bộ ngành soạn thảo để trình Quốc hội thẩm tra, cho ý kiến và thông qua.

    Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực tế trên được nhắc đến đó là do chất lượng đại biểu Quốc hội cũng như sự thiếu hụt số lượng đại biểu chuyên trách, các chuyên gia có thể thẩm tra và phản biện các dự án luật. Do đó, Quốc hội vẫn phải phụ thuộc vào Chính phủ để thực hiện quyền lập pháp của mình.

    Tuy nhiên, với mục tiêu xây dựng một nhà nước kiến tạo, cải cách mạnh mẽ về thể chế, kinh tế, pháp luật thì việc tách rời quyền lập pháp và hành pháp đã trở nên rất cần thiết. Điều này sẽ giúp gia tăng sự hiệu quả của các đạo luật khi Quốc hội giữ vai trò soạn thảo, đánh giá và thông qua. Đã đến lúc Quốc hội phải giành lại quyền lập pháp từ Chính phủ. Đừng để tình trạng như hiện nay, Chính phủ phải “vừa đá bóng vừa thỏi còi”.

     
    3915 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    anthuylaw (27/09/2017) chinamnhi (27/09/2017) GHLAW (13/09/2017) TranTamDuc.1973 (12/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #467514   13/09/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Hiến pháp 2013 quy định thẩm quyền lập pháp là của Quốc hội. Tuy nhiên, mình thấy việc Chính Phủ đóng góp ý kiến về lập pháp cũng có phần đúng, bởi lẽ, pháp luật do Quốc hội ban hành, tuy nhiên việc thực thi, áp dụng pháp luật vào đời sống là thuộc thẩm quyền của Chính Phủ, và Chính phủ sẽ hiểu rõ về giá trị áp dụng thực tế của văn bản pháp luật hơn là Quốc hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #468870   26/09/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    huynhthu95 viết:

    Hiến pháp 2013 quy định thẩm quyền lập pháp là của Quốc hội. Tuy nhiên, mình thấy việc Chính Phủ đóng góp ý kiến về lập pháp cũng có phần đúng, bởi lẽ, pháp luật do Quốc hội ban hành, tuy nhiên việc thực thi, áp dụng pháp luật vào đời sống là thuộc thẩm quyền của Chính Phủ, và Chính phủ sẽ hiểu rõ về giá trị áp dụng thực tế của văn bản pháp luật hơn là Quốc hội.

    Đồng ý với bạn việc Chính phủ đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng luật là cần thiết. Tuy nhiên, như chúng ta thấy hiện nay, Quốc hội trông chờ hoàn toàn vào Chính phủ với các Bộ, ngành để làm luật. Quốc hội dường như bị động khi chưa đủ "quyền lực" để tự mình làm nên một đạo luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hkhduy vì bài viết hữu ích
    ubndxaeakpam (27/09/2017)
  • #467653   14/09/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Nếu quả thật Quốc hội đang vất vả giành quyền lập pháp từ Chính phủ thì chẳng có gì đáng lo cả mà ngược lại còn đáng mừng. Vì điều đó chứng minh “tam quyền phân lập” đang phát huy hiệu quả ở Việt Nam, nhánh lập pháp và hành pháp đang “kiềm chế đối trọng” với nhau để phát triển. Khi mà Quốc hội thấy được bất cập và tự nâng cao năng lực làm luật của mình thì đúng là điều may mắn cho dân chúng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #468872   26/09/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


     

    hoatuyetly152 viết:

     

    Nếu quả thật Quốc hội đang vất vả giành quyền lập pháp từ Chính phủ thì chẳng có gì đáng lo cả mà ngược lại còn đáng mừng. Vì điều đó chứng minh “tam quyền phân lập” đang phát huy hiệu quả ở Việt Nam, nhánh lập pháp và hành pháp đang “kiềm chế đối trọng” với nhau để phát triển. Khi mà Quốc hội thấy được bất cập và tự nâng cao năng lực làm luật của mình thì đúng là điều may mắn cho dân chúng. 

     

     

    Phải chi mà cái sự giành vất vả ấy đem đến kết quả khả quan hơn hiện tại thì cũng đáng mừng. Thực tế như chúng ta đều thấy, khi mà Chính phủ không "tha thiết" thì Quốc hội cũng "e dè" trong việc xây dựng một đạo luật. Điều đó cho thấy quyền lực của Quốc hội chưa đủ lớn để có thể thực hiện triệt để quyền lập pháp như Hiến pháp đã quy định.

    Cập nhật bởi hkhduy ngày 26/09/2017 10:16:23 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #468895   27/09/2017

    Tôi đồng ý với quan điểm trên, điều cần thiết là Quốc hội phải có những đại biểu thực sự chất lượng để có tầm nhìn khi quyết định bấm nút hay không. Quốc hội cũng cần nhiều đại biểu hoạt động chuyên trách hơn và có chuyên môn về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là luật để đủ khả năng thẩm tra phản biện của Chính pphủ khi có những ý kiến tương tự. Nếu CP gop ý đúng thì tiếp thu, nếu vì lợi ích nhóm thì đủ khả năng luận chứng, luận cứ để bác bỏ. Quyền quyết định cuối cùng vẫn là Quôc hội

     
    Báo quản trị |  
  • #468921   27/09/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    Về lý thuyết Quốc hội là cơ quan lập pháp nhưng thực tế trong Quốc hội không có ai là người trực tiếp chắp bút để soạn thảo ra các Luật, bộ luật mà tất cả đều giao cho Chính phủ, Chính phủ lại giao cho các Bộ, Cơ quan ngang bộ thực hiện soạn thảo và Quốc hội là cơ quan hậu kiểm, xem xét lại và thông qua. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề đau đầu là lợi ích nhóm, bộ ngành nào soạn thảo thì họ sẽ có tâm lý sẽ cân nhắc đến lợi ích của bộ ngành mình trong đó khi soạn thảo văn bản, Quốc hội không tinh anh, không nhìn thấy được thì coi như tiếp tay cho việc trục lợi chính sách, trục lợi quy định.

    Vấn đề côt yếu là Quốc hội ta đông nhưng không chuyên.

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
  • #468930   27/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Mình thấy trên thực tế luật là nguyên tắc chung, để áp dụng được luật thì cần các nghị định, thông tư hướng dẫn của chính phủ. Luật chờ nghị định, thông tư để áp dụng, Trong một số luật có điều khoản quy định, điều này được hướng dẫn  chi tiết bởi chính phủ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #468975   27/09/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Trước giờ trong đầu cứ luôn hình dung Quốc hội là cơ quan lập pháp là ban hành nên pháp luật; Chính phủ là cơ quan hành pháp nghĩa là thực hiện pháp luật do Quốc hội đã ban hành ra chứ không hề nghĩ việc lập pháp lại phức tạp như thế quốc hội muốn lập pháp phải được sự đồng tình của chính phủ...

     
    Báo quản trị |  
  • #468989   27/09/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Quyền lập pháp là của Quốc hội đã được thừa nhận tại Hiến Pháp, tuy nhiên mình thấy hiện nay việc lập pháp của Quốc hội không còn đúng bản chất như vậy nữa, chủ yếu đã do Chính phủ xây dựng đệ trình lên sẵn rồi

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #468999   27/09/2017

    kunmykaito
    kunmykaito

    Sơ sinh

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:21/06/2017
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mừng hơn là lo, chính phủ thực hiện và hiểu rõ dân hơn là quốc hội

     
    Báo quản trị |  
  • #469005   27/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14966)
    Số điểm: 100025
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5366 lần


    Bạn có thể cho biết chỗ gạch chân là thông tin từ nguồn nào không ?

    kunmykaito viết:

    Mừng hơn là lo, chính phủ thực hiện và hiểu rõ dân hơn là quốc hội

     
    Báo quản trị |  
  • #563773   29/11/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Thông thường, tại các Quốc gia có chế độ đa đảng, việc xây dựng dự thảo Luật do các Nghị sĩ thuộc các đảng phái trong Nghị viện đứng ra xây dựng vào trình Nghị viện thông qua. tuy nhiên, xuất phát từ tính chất đặc thù tại Việt Nam thì các dự thảo Luật thường hoặc tất cả là do các Bộ thuộc Chính phủ soạn thảo và đệ trình lên Quốc hội xem xét thông qua. Như vậy, xét về quyền hạn, Luật do Quốc hội thông qua nhưng có phải Quốc hội chỉ dừng ở việc xem và bấm nút mà không trực tiếp tham gia việc soạn thảo hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #568169   26/02/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1190)
    Số điểm: 8635
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 95 lần


    Tam quyền phân lập đã chỉ ra rất rõ rang, nhưng liệu đó chỉ là quy định hay tính chất lại khác? Không phải việc thực hiện phân lập giữa ba nhánh lập, hành, tư, là độc lập tuyệt đối bởi trong vận hành hệ thống về bộ máy chính trọ tại Việt Nam cần có sự bổ trợ giữa các bên. Một trong những lý do chính là một đảng duy nhất nên sẽ không có sự tranh đấu, thể hiện sức mạnh vượt trội so với các đảng khác trên thế giới.

     

     
    Báo quản trị |