Theo thông tin bạn cung cấp thì em trai bạn 19 tuổi và bạn gái em trai bạn 16 tuổi, nhưng khi xét đến thời điểm 2 bạn quan hệ thì bạn nữ đã đủ 16 tuổi chưa thì mới xét đến việc có hay không vi phạm tội giao cấu với trẻ em. Nếu xét theo ngày sinh của con em trai bạn thì sẽ ko bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì những ai đã thành niên mà giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi mới phạm tội này. Điều luật này đòi hỏi nạn nhân phải là nữ (hoặc nam) phải trong độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16. Tuy nhiên cô bạn gái của em trai bạn đã trên 16 tuổi (theo dự đoán thông tin cung cấp) nên em trai anh cũng không phạm tội theo quy định của điều này.
Theo Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:"Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 11 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 cũng nêu rõ: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”.
Đối chiếu với trường hợp của bạn mặc dù bạn gái em trai bạn sinh con khi chưa đủ tuổi kết hôn nhưng theo các quy định vừa trích dẫn ở trên, cháu bé con của em bạn vẫn có quyền được đăng ký khai sinh và ghi tên bố, mẹ trong giấy khai sinh.
Tuy nhiên cần lưu ý, do giữa bạn gái em trai bạn và bố đứa trẻ chưa tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 nên con của 2 người sẽ là con ngoài giá thú. Vì vậy, nếu muốn ghi tên bố trong giấy khai sinh của cháu bé thì phải làm thủ tục nhận cha con tại cơ quan hộ tịch cấp xã, nếu thấy việc nhận con là đúng quy định của pháp luật, UBND xã sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Về thủ tục đăng ký khai sinh cho cháu bé vẫn thực hiện như việc đăng ký khai sinh thông thường được quy định tại Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014