dinhthaokl viết:
ngày 15/3/2011 bà A có cho bà B vay 120.000.000 đi học có viết giấy vay tiền hẹn 4 tháng sau trả. Nhưng bà B không trả. Nay bà A làm đơn yêu cầu bà B phải trả số tiền 120tr, không yêu cầu tính lãi. Tòa án nhân dân tp K đã thụ lý và giải quyết vụ án. hỏi
1. Tòa án K xác định đây là quan hệ tranh chấp đòi lại tài sản là đúng hay sai?
2. căn cứ khoane 1 điều 599, điểm b khoản 3 điều 23 NQ/2012/HĐTP-TATC ngày 03/12/2012 chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bà B phải trả 120tr là đúng hay sai? . Thấm phán cho rằng bà B chiếm hữu tài sản ko có căn cứ pháp luật,. hướng giải quyết vụ án
Chào bạn.
Vấn đề bạn hỏi khá phức tạp nên tôi xin trao đổi 1 số ý như sau:
Thứ nhất, xác định quan hệ tranh chấp.
"bà A có cho bà B vay 120.000.000 đi học có viết giấy vay tiền hẹn 4 tháng sau trả" nên giấy vay tiền là hợp đồng vay tài sản. Đây là quan hệ vay tài sản.
Thứ hai, khởi kiện tranh chấp hợp đồng vay tài sản hay khởi kiện đòi tài sản.
Ngày 15/3/2011 cho vay tiền hẹn 4 tháng sau trả ( ngày 16/7/2011), Nhưng bà B không trả. nên đã phát sinh tranh chấp từ ngày 16/7/2011.
Theo quy định của luật dân sự thì thời hiệu hởi kiện hợp đồng là 2 năm tức là thời hiệu đến ngày 16/7/2013 là sẽ hết.
Như vậy sẽ phân làm 2 trường hợp:
- Nếu thời hiệu được khôi phục: người vay có văn bản thừa nhận và hẹn sẽ trả vào một thời điểm thì thời hiệu được tính lại từ đầu và bắt đầu từ ngày hẹn lại đến hạn thì khởi kiện sẽ là tranh chấp "hơp đồng vay tài sản". (1)
- Nếu thời hiệu đã hết và không được khôi phục thì không được khởi kiện tranh chấp hợp đồng mà chỉ có quyền khởi kiện "đòi tài sản" và sẽ không được tính lãi nếu có thỏa thuận trả lãi. (2)
Thứ ba, Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc bà B phải trả 120tr là đúng hay sai?
+ nếu thuộc trường hợp (1) thời hiệu khởi kiện được khôi phục và tính lại và trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thời hiệu khởi kiện bắt đầu lại đến ngày nộp đơn khởi kiện tranh chấp "hơp đồng vay tài sản" thì TA đã giải quyết đúng; nhưng áp dụng pháp luật không đúng vì "điểm b khoản 3 điều 23 NQ/2012/HĐTP-TATC "có nội dung "Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện." là điều chỉnh với trường hợp kiện "đòi lại tài sản"
+ Nếu thuộc trường hợp (2) là thời hiệu khởi kiện đã hết thì TA đã giải quyết không đúng quy định. Vì:
- "bà A làm đơn yêu cầu bà B phải trả số tiền 120tr, không yêu cầu tính lãi" thì nội dung khởi kiện là "tranh chấp hợp đồng", dù không yêu cầu tính lãi nhưng thời hiệu khởi kiện đã hết.
- "điểm b khoản 3 điều 23 NQ/2012/HĐTP-TATC" có nội dung "Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện." là điều chỉnh với trường hợp kiện "đòi lại tài sản"
Thứ tư, Thấm phán cho rằng bà B chiếm hữu tài sản ko có căn cứ pháp luật,. hướng giải quyết vụ án.
+ Bà B chiếm hữu tài sản thông qua hợp đồng là có căn cứ pháp luật. (thực tế thì không có thẩm phán nào "cho rằng" như vậy đâu vì họ rất giỏi. ).
+ Hứơng giải quyết: Yêu cầu bà A sửa đơn khởi kiện là "đòi tài sản" và không nói gì đến lãi.
- Nếu bà A sửa đơn thì xét xử như bản án mà đề bài đã nêu.
- Nếu bà A không chịu sửa đơn khởi kiện thì đình chỉ vụ án và trả đơn khởi kiện do thời hiệu đã hết.
Bộ luật TTDS đã sửa đỗi, bổ sung:
Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
h) Thời hiệu khởi kiện đã hết.