Chào bạn binhyen236.
vụ việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì em có thể hiểu là yêu cầu tuyên giao dịch dân sự vô hiệu không?
Hai bên thoả thuận xong 1 giao dịch hoặc 1 HĐ, sau đó sẽ tiến hành công chứng (nếu luật bắt buộc hoặc 2 bên thấy cần phải công chứng); 2 việc này khác nhau nhưng có thể yêu cầu toà án cùng giải quyết trong cùng 1 vụ án.
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP:
Điều 4. Về quy định tại khoản 9 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của BLTTDS
1. Trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng tranh chấp với nhau về việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 25 của BLTTDS.
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người có quyền và lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật công chứng cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật và cùng có yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS.
Sau buổi thảo luận thì bọn em có 2 hướng như em đã nêu, và được trả lời là phân tích theo hướng có lợi nhất cho người khởi kiện. Và nếu quan hệ pháp luật trong trường hợp này là đòi lại tài sản bị chiếm hữu và sử dụng trái pháp luật thì A sẽ có lợi hơn.
Khởi kiện "đòi lại tài sản bị chiếm hữu và sử dụng trái pháp luật" thì không có căn cứ vì họ chiếm hữu có căn cứ pháp luật thông qua HĐ chuyễn nhượng có công chứng. Nếu vừa KK "đòi lại tài sản bị chiếm hữu và sử dụng trái pháp luật", vừa kk yêu cầu tuyên văn bản công chứng vô hiệu, vừa yêu cầu tuyên HĐ vô hiệu thì phức tạp và đóng án phí nhiều nên không có lợi.