Quan hệ pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #81492 01/02/2011

    tanghaduong

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:01/02/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quan hệ pháp luật

    Cho em hỏi:
       Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể QHPL phải có năng lực hành vi, năng lực chủ thể?
       Người đại diện của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật có phải là chủ thể QHPL đó hay không?

     

     
    35788 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #82580   13/02/2011

    Mr.duong
    Mr.duong

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 393
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn!

    Theo quy định của pháp luật thì khi tham gia vào QHPL chủ thể phải có năng lực hành vi,năng lực chủ thể.vì:


    Năng lực hành vi của cá nhân (chủ thể) được pháp luật thừa nhận khi đạt độ tuổi nhất định và không mắc các bệnh làm cho người đó không điều khiển được hành vi của mình như: bệnh tâm thần...khi có đựoc đầy đủ năng lực hành vi thì cá nhân có thể tự mình xác lập các quan hệ pháp luật đối với cơ quan nhà nước.

    Người mất năng lực hành vi thì sẽ phải có người đại diện cho họ trong các quan hệ pháp luật như : cha mẹ đại diện cho con,người giám hộ đối với người không có NLHVDS,mất NLHVDS,hạn chế NLHVDS.


    Người đại diện của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật thì đương nhiên họ là chủ thể của qhpl đó.vì nếu một người không có năng lực chủ thể thì sẽ không được cơ quan nhf nước công nhận cho việc thành lập pháp nhân.

    Chúc bạn học tốt !

    Họ và tên:Đinh Văn Dương

    vị trí: huấn luyện viên ( hoàng đai nhất cấp)

    Cơ quan:Trung tâm đào tạo võ thuật vovinam - việt võ đạo Thừa Thiên Huế

     
    Báo quản trị |  
  • #82599   13/02/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Mình nghĩ ở đây chúng ta nên thống nhất các khái niệm như sau:

    - Chủ thể tham gia quan  hệ pháp luật dân sự thì bao gồm: cá nhân, pháp nhân, ....

    - Năng lực chủ thể thì bao gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

    Theo mình thì khi tham gia vào quan hệ pháp luật thì yêu cầu chủ thể phải có năng lực chủ thể vì chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật tức là sự thể hiển ý chí của mình đối với các quan hệ pháp luật mà mình tham gia.

    Chủ thể (cá nhân) khi muốn tham gia vào các quan hệ pháp luật cũng như khi muốn tham gia vào các quan hệ pháp luật thì phải có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Mà tiêu chuẩn cơ bản nhất là đạt độ tuổi nhất định.


    Con người chỉ khi đạt được một độ tuổi nào đó thì mới có những nhận thức hiểu biết nhất định cũng như trí tuệ và thể chất của con người trưởng thành theo thời gian.

    Theo luật dân sự thì cá nhân chưa đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự. Từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có năng lực hành vi dân sự một phần, đủ 18 tuổi trở lên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.


    Cũng như các quy định tương tự khác ví dụ như là từ đủ 18 tuổi trở lên thì công dân mới được phép thi bằng lái xe ...chẳng hạn. Theo mình thì quy định muốn tham gia quan hệ pháp luật chủ thể phải có năng lực chủ thể cũng tương tự như vậy thôi. 

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 13/02/2011 11:10:58 AM
     
    Báo quản trị |