Chào bạn..........
Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật: a) Khái niệm: QHPL là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, trong đó các bên tham gia có các quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
b) Các đặc điểm của QHPL: - Là quan hệ xã hội có ý chí: Xuất hiện trên cơ sở ý chí nhà nước va ý chí của các bên tham gia quan hệ. Vì vậy, các bên tham gia quan hệ pháp luật khác với các bên tham gia quan hệ xã hội thông thường.
- Xuất hiện trên cơ sở các QHPL- tức là trên cơ sở ý chí nhà nước. Vì thế, QHPL mang tính giai cấp sâu sắc.
-Nội dung của QHPL được cấu thành bởi các quyền. nghĩa vụ pháp lý và việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước.
2. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL:quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lý.
a) Quy phạm pháp luật Đây là căn cứ lam phát sinh, thay đổi, chấm dứt một QHPL. Một quan hệ xã hội chỉ trở thành QHPL khi có QHPL quy định quyền, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ, nghĩa là các quyền chủ thể, nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ được NN xác lập và đảm bảo thực hiện.
b) Sự kiện pháp lý: *khái niệm: Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống trong đời sống thực tế được chỉ ra trong phần giả định của QPPL với sự tồn tại của nó.
*Phân loại sự kiện pháp lý: Theo tiêu chuẩn ý chí thì sự kiện pháp lý được phân làm 2 loại:
- Sự biến pháp lý: là những hiện tượng tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, sinh tử, tình trạng sức khỏe của con người hay sự luân chuyển của thời gian
xảy ra không phụ thuộc ý chí con người. - Hành vi: là những sự kiện
sảy ra theo ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động. Có 2 dạng hành vi:
+Hành vi hợp pháp.
+Hành vi không hợp pháp.