Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động có thực sự bình đẳng không?

Chủ đề   RSS   
  • #170426 07/03/2012

    HoangTuSJC

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 0 lần


    Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động có thực sự bình đẳng không?

    Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động có thực sự bình đẳng không?

    anh chị nào có thể cho em biết chi tiết vấn đề này ko ạ
     
    22746 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #170563   07/03/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trả lời : Có và Không. Vấn đề này còn tùy theo bạn xem xét nó ở khía cạnh nào.

    Nếu xét theo khía cạnh ký kết hợp đồng lao động thì nó bình đẳng vì chỉ cần 1 bên không chịu ký thì không có hợp đồng lao động.

    Nếu xét theo khía cạnh chấm dứt hợp đồng lao động thì không bình đẳng vì đối với HĐLĐ không xác định thời hạn điều kiện để đơn phương chấm dứt HĐ quá dễ với người lao động, nhưng không có cửa cho NSDLĐ

    Nếu xét theo khía cạnh thời gian làm việc thì NSDLĐ có quyền phân công giờ làm việc, do vậy NLĐ phải tuân thủ.

    Nói chung còn nhiều thứ khác nữa
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    HoangTuSJC (07/03/2012)
  • #170583   07/03/2012

    HoangTuSJC
    HoangTuSJC

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 0 lần


    Cám ơn ntdieu nhiều lắm.

    Anh có thể cho em biết thêm vì sao NSDLĐ lại có lợi hơn hẳn về vấn đề chấm dứt hợp đồng LĐ, có phải do NSDLĐ dùng khuyết điểm từ Luật để làm điều đó hay không?

    Cũng như vấn đề tăng lương cho công nhân, 1 số doanh nghiệp đã lách được luật phải không ạ?

    NDSLĐ có quyền phân công giờ làm việc, NLĐ phải tuân thủ, nhưng phải đúng giới hạn giờ quy định 1 ngày và tăng ca thì phải có bồi dưỡng, và có thể chia thời gian phù hợp với cơ cấu, công việc phải không ạ ?
     
    Báo quản trị |  
  • #170594   07/03/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào bạn #edf5f9;">HoangTuSJC, bạn hiểu nhầm câu trả lời của tôi rồi 

    Câu trả lời của tôi là : NLĐ có lợi thế hơn hẳn trong việc chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn (chỉ cần báo trước 45 ngày), trong khi đối với NSDLĐ thì rất rất khó.

    Vấn đề tăng lương thì theo tôi hai bên bình đẳng (trừ những nơi làm việc theo kiểu cơ quan nhà nước). Nếu doanh nghiệp ko tăng lương thì NLĐ có thể nghỉ mà.

    Về thời gian làm việc thì tôi cũng hiểu giống như bạn đã viết.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    HoangTuSJC (07/03/2012)
  • #170648   07/03/2012

    HoangTuSJC
    HoangTuSJC

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 0 lần


     Không ít doanh nghiệp “lách luật” nhằm mục đích trả lương ngang với mức sàn quy định, cắt giảm các chế độ phụ cấp, chia nhỏ mức lương để giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hoặc trốn đóng. Vấn đề này có lẽ vẫn còn âm ỉ. Vậy làm sao với những kiến thức còn hạn hẹp, 1 công nhân làm sao đòi đủ quyền lợi của bản thân ?
     
    Báo quản trị |  
  • #170781   08/03/2012

    nguyendatlaw
    nguyendatlaw

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn ntdieu, mình xin đóng góp một số ý kiến. Theo mình thì trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thời hạn phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất là 45 ngày theo quy định tại khoản  3 điều 37 không hẳn là một lợi thế của người lao động. T nên hiểu 45 ngày ở đây là 45 ngày dương lịch hay là 45 ngày làm việc. Nếu như là 45 ngày dương lịch thì thực sự là một quy định tạo điều kiện cho người lao động có thể " giải thoát " cho mình. Nhưng trong pháp luật lao động thì thuật ngữ " ngày " đều được hiểu là ngày làm việc. Ngày làm việc trong trường hợp này không rõ được tính là ngày của người sử dụng lao động hay ngày của người lao động? Nếu tính “ngày làm việc” là của người sử dụng lao động, thì con số 45 ngày làm việc có thể tăng lên thành 51 ngày theo lịch, nếu đơn vị làm việc 6 ngày/tuần và sẽ là 54 ngày theo lịch, nếu chế độ làm việc 5 ngày/tuần.

    Con số trên 50 ngày đó rất có thể lại được cộng thêm nhiều ngày nghỉ nữa, chẳng hạn như vài ngày hiếu hỉ, 5-7 ngày Tết Dương lịch và Âm lịch nếu rơi vào dịp cuối năm, 15-20 ngày phép nếu họ đồng thời xin nghỉ hàng năm trước khi thôi việc. Dù là một lao động quản lý hay một lao động phổ thông, muốn chấm dứt hợp đồng lao động dài hạn, thì báo trước 45 ngày cũng đã là quá đủ, thế mà nay lại phải báo trước đến cả 2-3 tháng. Không ít người lao động bị rơi vào cái “bẫy” vi phạm pháp luật khi xin chấm dứt hợp đồng lao động. Đó là ý kiến của mình, mong các bạn đóng góp thêm.
      Thân mến



    Cuộc đời là cái đinh còn mình là cái búa

    ..................... 0987878474 ....................

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyendatlaw vì bài viết hữu ích
    HoangTuSJC (08/03/2012)
  • #170796   08/03/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào bạn nguyendatlaw, 45 ngày ở đây là ngày làm việc. Vụ này đã được quy định ở thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH.


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    HoangTuSJC (08/03/2012)
  • #170912   09/03/2012

    nguyendatlaw
    nguyendatlaw

    Male
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Vâng, theo thông tư quy định thì đây là ngày làm việc. Như mình đã phân tích ở trên thì thực sự sẽ là bất lợi cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3 điều 37 bộ luật lao động vì khi đó thời gian sẽ bị kéo dài ra rất rất nhiều.
     Chào thân mến

    Cuộc đời là cái đinh còn mình là cái búa

    ..................... 0987878474 ....................

     
    Báo quản trị |  
  • #170982   09/03/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Chào bạn nguyendatlaw, bạn cho ý kiến xem quy định như thế này bất lợi cho ai nhé

    Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn nếu cảm thấy không muốn làm việc thì có quyền nghỉ việc hợp pháp chỉ cần thông báo trước cho NSDLĐ 45 ngày làm việc, không cần bất cứ lý do nào cả, và cũng không phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có).

    Người sử dụng lao động nếu vì lý do nào đó muốn cho NLĐ nghỉ thì phải có một trong các lý do : NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc, NLĐ ốm đau điều trị trên 12 tháng liền mà chưa khỏi, do thiên tai hỏa hoạn, hoặc do người lao động vi phạm kỷ luật đến mức phải sa thải. Ngay cả khi với những lý do này (trừ khi sa thải) thì NSDLĐ cũng phải báo trước cho NLĐ 45 ngày làm việc. Như vậy nếu NLĐ không ốm đau, không vi phạm kỷ luật, hoàn thành công việc 1 cách làng nhàng thì liệu NSDLĐ có cớ gì để cho họ nghỉ việc không ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    HoangTuSJC (10/03/2012)
  • #171166   10/03/2012

    HoangTuSJC
    HoangTuSJC

    Male
    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 0 lần


    vậy thực sự Người sử dụng lao động có phải là chịu thiệt hơn hay không, trong khi đó, chính Người sử dụng lao động cũng dùng luật để chèn ép Người lao động về vấn đề lương thưởng thì sao ạ?
     
    Báo quản trị |