Q phạm tội trộm cắp tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #133262 22/09/2011

    Sunflower_hlu9x

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 145
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Q phạm tội trộm cắp tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản

     Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, Q giả vờ mượn xe máy của B để đi chơi. Sau khi mượn được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chiếc chìa khoá điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B. Chiếc chìa khoá này Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q dùng chìa khoá mở khoá và lên xe phóng đến thị trấn C. Dọc đường, Q đã đưa xe đến một hiệu sửa chữa xe máy của N, là người cùng quê và bán với giá trị 5.500.000 đồng.

                HỎI:

    1. Xác định tội danh của Q? (5 điểm)

    2. C có phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS không? (2 điểm)

     
    8082 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #133276   22/09/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Bài này dễ mà
    1. Q phạm tội trộm cắp tài sản. Vì Q lén lút với chủ tài sản, việc đánh chiếc chìa khóa ko phải là hành vi lừa đảo, mà là thủ đoạn xảo quyệt. cái này cứ đọc bình luận của Đinh Văn Quế là hiểu mà.
    2. Hình như bạn viết sai, phải là N có phạm tội quy định tại Điều 250 ko chứ ko phải là C.
    Câu này chỉ cần đọc điều luật là có thể trả lời được. Chia làm 2 trường hợp N biết và ko biết chiếc xe kia là trộm cắp mà có.
    Mình cũng thấy hơi thất vọng vì bạn lại đi hỏi những bài tập ko có j là khó như thế này! 
    Chúc bạn học tốt!
    Cập nhật bởi trachanh19 ngày 22/09/2011 10:30:20 CH thêm

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #133348   23/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Đồng ý với Lan trường ý thứ nhất.
    Mình trả lời ý 2 nhé.Trong trường hợp này N phạm tội theo điều 250 chứ. Vì khi mua xe chắc chắn người mua sẽ đòi hỏi các giấy tờ liên quan như: cà-vẹt xe.Nếu không có thì chắc chắn sẽ biết là tài sản phi pháp rồi.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #133387   23/09/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Caythongnoel ơi, nếu thế thì Điều 250 đã không quy định: " Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản #ff0000;">biết rõ là do người phạm tội mà có" mà sẽ quy định luôn là: "Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
    Ở đây điều luật quy định là phải "BIẾT RÕ" tài sản đó là do trộm cắp mà vẫn chứa chấp, tiêu thụ thì mới phạm tội. Trong nhiều trường hợp người mua không hề biết đó là tài sản do trộm cắp mà có. Còn giấy tờ liên quan, thì rất có thể là chủ sở hữu để luôn trong côp xe, trường hợp này là rất nhiều mà, nên vẫn phải chia 2 trường hợp thôi!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #133460   23/09/2011

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Vậy mìhn có thể giả sử chủ nhân chiếc xe không bỏ giấy tờ xe trong cốp chứ, thông thường rất ít người mang xe xe đi sửa rồi bán luôn. CHắc chắn người mua xe kia phải biết nhưng cố ý bỏ qua thôi.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #133469   23/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    @ #edf5f9;">#ca0002;">caythongnoel!

    Pháp luật đã quy định là "biết rõ" thì phải là khi nào biết rõ thì họ mới phạm tội. Trong thực tiễn thì việc người chứa chấp tiêu thụ biết rõ hay không là trách nhiệm chứn minh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Còn đây là một bài tập thì phải phân ra hai trường hợp là đúng rồi. Chẳng lẽ sinh viên làm bài tập này lại khẳng định trong tình huống đưa ra, N đã biết rõ xe đó là do Q trộm cắp mà có, trong khi dữ kiện bài ra không hề nêu.

    @ #fff8df;">#ca0002;">trachanh19!

    Bạn có nhắc nhở chủ topic về việc lên diễn đàn hỏi bài. Nhưng tôi nghĩ cũng có trường hợp phải thông cảm thôi. Chắc sinh viên này mới tiếp xúc với luật hình sự mà. Có thể nội dung sau của bài tập: "#edf5f6;">Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, Q giả vờ mượn xe máy của B để đi chơi. Sau khi mượn được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chiếc chìa khoá điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B" đã làm cho bạn ấy phải phân vân không biết liệu việc Q chuẩn bị kỹ càng đến thế có thể làm thay đổi tội danh hay không, và cóa người có thể bị no đánh lừa.

    Nhưng cũng đồng ý với quan điểm của bạn trong một số bài viết là sinh viên khi muốn tìm hiểu một vấn đề nào đó còn vướng mắc, thì trước hết hãy đưa ra quan điểm của mình, lúc đó mới dễ nhận được sự hỗ trợ từ người khác.

    Thân ái! 

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #133473   23/09/2011

    trachanh19
    trachanh19

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 1140
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 54 lần


    Chào anh BachThanh
    Bạn ấy học đến phần các tội phạm rồi thì ko phải là mới tiếp cận luật hình sự nữa đâu. Cũng có trường hợp các bạn hỏi thì em trả lời, có trường hợp không trả lời, không phải do chảnh, mà vì muốn các bạn ấy tư duy thôi. Các bạn đưa ra quan điểm, ko cần biết đúng hay sai, nhưng ít ra cũng thể hiện được việc các bạn ấy đã tư duy, chứ không chỉ đưa lên mỗi cái đề bài như thế.
    Cảm ơn và chúc anh luôn vui vẻ!

    094 350 0575

    lishiliang19@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trachanh19 vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (23/09/2011)
  • #141190   20/10/2011

    trinhthuhai
    trinhthuhai

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2011
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 600
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Các anh chị cho em hỏi với ạ?

    Vậy như câu thứ nhất Q sẽ phạm tội trộm cắp tài sản nhưng theo khoản 2 Điều 138 với tình tiết tăng nặng là dùng thủ đoạn xảo quyệt phải ko ạ? có nhắc gì đến khoản 1 ko ạ?

    Còn ở câu 2 mình chia 2 trường hợp N biết và ko biết nhưng e chưa định hình là phân tích những ý nào, các anh, chị hướng dẫn em với ạ??

    Và 1 ý e muốn hỏi, đó là cách dùng từ: tình tiết định khung tăng nặng hay tăng nặng định khung, và khác với tưng nặng TNHHS như thế nào??? vì em cứ hay bị lẫn về trường hợp nào thì dùng từ nào??

    Em cám ơn ạ!!
     
    Báo quản trị |  
  • #172537   17/03/2012

    sutucuoi
    sutucuoi

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    @trinhthuhai
    Câu 1 t cũng nghĩ là Q phạm tội theo quy định tại khoản 2 điều 138 c ạ. T cũng nghĩ tình tiết định khung tăng nặng là "dùng thủ đoạn xảo quyệt".
    Câu 2 thì t nghĩ không cần tách hai trường hợp. T đồng ý vs ý kiến của a caythongnoel là khi mua xe máy, N đã phải biết chiếc xe này k phải thuộc quyền sở hữu của Q. hi

    Còn về tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, theo t đc biết thì:
    - tình tiết định khung tăng nặng đc quy định trong điều luật về tội phạm đó còn tình tiết tăng nặng TNHS thì được quy định tại điều 48 BLHS.
    (tình tiết "dùng thủ đoạn xảo quyệt" là tình tiết định khung tăng nặng chứ k phải tình tiết tăng nặng như c nói đâu nhé. hi)
    - 1 tình tiết đã đc coi là tình tiết định khung tăng nặng (ghi trong điều luật cụ thể) thì không đc dùng để xác định là tình tiết tăng nặng TNHS nữa.
    Ví dụ giết người vì động cơ đê hèn là tình tiết định khung tăng nặng của tội giết người (điểm q khoản 1 điều 93) nên khi xét xử người phạm tội vs hành vi này, sẽ k áp dụng điểm đ khoản 1 điều 48 là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nữa.

    Theo t thì là như vậy c ạ. hi
     
    Báo quản trị |