Thân chào các bạn thành viên Dân Luật!
"Cánh đồng bất tận" truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã được chuyển thể thành phim và đã có thành công nhất định.
Bên cạnh thành công thì cũng cho chúng ta thấy những người trong cuộc có kiến thức như thế nào về Luật sở hữu trí tuệ xung quanh tranh cãi "Poster cánh đồng bất tận".
Theo qui định tại #0070c0;">điểm h khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2009 sửa đổi thì "tác phẩm nhiếp ảnh" là một trong những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Thế mà trong cuộc tranh cãi này lại có những cách lý giải hết sức vô lý, thiếu cơ sở và căn cứ pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Cách lý giải chủ quan, duy ý chí, không có căn cứ:
"#3f3f3f;">Trần Huy Hoan: Đặng Minh Tùng đang tạo scandal
#3f3f3f;">Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan cho rằng, Đặng Minh Tùng không có cơ sở kiện nhà sản xuất Cánh đồng bất tận.
#3f3f3f;">“Đặng Minh Tùng là người không hiểu việc. Tôi đã nhiều lần giải thích nhưng cậu ta không chấp nhận thực tế rằng: cậu ta được thuê chụp lại hiện trường, không tham gia vào công tác makeup diễn viên, lo phục trang, chỉ đạo diễn xuất… Như vậy, cậu ta chỉ chép lại sáng tạo của người khác, không được gọi là có bản quyền. Tôi cũng từng làm nhiếp ảnh hiện trường hơn 10 phim lớn, nhưng bất cứ phim nào tôi cũng xin nhà sản xuất đừng đưa tên vào vì đó chỉ là hành động chép lại” , nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhận định.
#3f3f3f;">Trần Huy Hoan khẳng định, việc thiết kế poster quan trọng nhất là ý tưởng, còn bức ảnh có thể lấy từ trên mạng hoặc của bất cứ ai mà không cần đề nguồn. Hơn nữa, trong Hợp đồng giữa Trần Minh Tùng và BHD có điều khoản: “Toàn bộ bản quyền hình ảnh do bên A (BHD) nắm giữ. Bên A có quyền sử dụng mà không cần hỏi ý kiến bên B (Đặng Minh Tùng)”.
#3f3f3f;">Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan cũng cho rằng, việc BHD chỉ đưa tên anh mà không đưa tên Đặng Minh Tùng vào các tấm poster là lý do tế nhị, chỉ đưa tên những người có lợi cho quảng cáo. Theo Trần Huy Hoan, nhà sản xuất đã rất đúng đắn khi đưa tên Đặng Minh Tùng và trong phần giới thiệu êkip sản xuất cuối phim. “Poster có thể mỗi nơi một khác, ở Việt Nam thế này, sang Mỹ lại thế khác nhưng phần giới thiệu êkiptrong phim là thì không thể thay đổi”, anh nói.
#3f3f3f; font-style: normal;">Qua cách trả lời của nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan, theo thiển ý của tôi nhà nhiếp ảnh này chưa cập nhật Luật Sở hữu trí tuệ hay sao ấy mà trả lời quả làm cho người ngoài cuộc thất vọng vì kiến thức pháp luật của ông.
#3f3f3f; font-style: normal;">Một người được thuê chụp hiện trường, vậy xin hỏi những tác phẩm nhiếp ảnh của anh này không là sản phẩm do chính anh ta làm ra??? Như nhiếp ảnh Huy Hoa nói: “#3f3f3f;">cậu ta chỉ chép lại sáng tạo của người khác, không được gọi là có bản quyền...#3f3f3f; font-style: normal;">” bức ảnh này là do ai tạo ra nó, một lập luận hết sức vô lý, như vậy mà cũng giải thích cho được!
#3f3f3f; font-style: normal;">Theo Luật sở hữu trí tuệ quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đồi với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Và quyền tác giả bao gồm những quyền gì thì chắc không cần phải bàn thêm đối với nhà nhiếp ảnh này.
#3f3f3f; font-style: normal;">Lại còn vì lợi nhuận mà vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả nữa chứ;
#3f3f3f;">“Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan cũng cho rằng, việc BHD chỉ đưa tên anh mà không đưa tên Đặng Minh Tùng vào các tấm poster là lý do tế nhị, chỉ đưa tên những người có lợi cho quảng cáo”
#3f3f3f; font-style: normal;">Các bạn có thể tham khảo thêm tại đường link này nhé