Phương pháp phát hiện vi phạm trong các vụ án về đất đai, vay tài sản, thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #520824 15/06/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Phương pháp phát hiện vi phạm trong các vụ án về đất đai, vay tài sản, thừa kế

    Phương pháp phát hiện vi phạm trong các vụ án về đất đai, vay tài sản, thừa kế

    Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành dự thảo Hướng dẫn phát hiện vi phạm của bản án, quyết định, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của tòa án bị tòa án cấp trên huỷ có trách nhiệm của viện kiểm sát ngang cấp; đồng thời nâng tỷ lệ chất lượng kháng nghị phúc thẩm của viện kiểm sát ngang cấp.

    Trong đó, nội dung, phương pháp phát hiện vi phạm để thực hiện quyền kháng nghị phúc thẩm Về nghiên cứu bản án, quyết định, hồ sơ vụ án đối với: 

    -  Các vụ án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất:

    Đối với các tranh chấp này khi nghiên cứu hồ sơ cần lưu ý nghiên cứu kĩ các tài liệu sau:

    - Giấy tờ về nguồn gốc đất tranh chấp: đất đã được cấp giấy chứng nhận QSD đất hay chưa, nếu chưa được cấp GCNQSD đất thì có một trong các giấy tờ theo quy định của Luật Đất đai không, xác nhận của UBND về quá trình hình thành và sử dụng đất.

    - Quá trình kê khai, đăng kí và sử dụng đất.

    - Các giao dịch liên quan và sự kiện pháp lý làm phát trinh tranh chấp (HĐ tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp… hay được thừa kế).

    - Thẩm quyền giải quyết của TA: Tranh chấp thuộc thẩm quyền của TA cấp tỉnh hay TA cấp huyện khi giải quyết sơ thẩm, tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án hay của Ủy ban nhân dân.

    - Điều kiện thụ lý vụ án: Vụ án có phải qua hòa giải không, đặc biệt chú ý về thời hiệu khởi kiện; và các chính sách về đất đai ở miền Bắc và miền Nam.

    - Các vụ án về hợp đồng vay tài sản:

    Đối với các tranh chấp này khi nghiên cứu hồ sơ cần lưu ý nghiên cứu kĩ các tài liệu sau:

    * Về hợp đồng:

    - Hình thức của hợp đồng: Hợp đồng vay bằng văn bản hay bằng lời nói.

    - Nội dung của hợp đồng: Thời hạn vay; vay có lãi hay không có lãi, nếu có lãi thì thỏa thuận của các bên về lãi có đúng quy định của pháp luật không; vay có thế thấp hay không có thể chấp, quy định về phạt hợp đồng…

    * Các tài liệu khác: Lời khai của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng; giấy tờ thể hiện việc trả nợ gốc, lãi, chốt nợ…

    - Vụ án về thừa kế

    Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án loại án này, cần lư ý những vấn đề sau:

    - Thừa kế có di chúc hay không có di chúc. Nếu có di chúc thì di chúc có hợp pháp không.

    - Thời điểm mở thừa kế (ngày, tháng, năm người có tài sản chết).

    - Hàng thừa kế và diện thừa kế.

    - Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế.

    - Di sản thừa kế gồm những gì.

    - Nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại.

    - Công sức của người bảo quản di sản thừa kế

    - Yêu cầu của các bên đương sự về việc hưởng di sản thừa kế bằng hiện vật hay bằng giá trị (tiền); nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp; tâm tư, nguyện vọng của đương sự trong việc giải quyết tranh

    - Đối với di sản là quyền sử dụng đất phải xác định loại đất là di sản thừa kế là loại đất thổ cư, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp…. Diện tích đất đó đó được Nhà nước giao cho người khác, đưa vào tập đoàn, hợp tác xã… trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trước đây chưa. Đất đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. Nếu đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định diện tích được cấp và diện tích thưc tế đang sử dụng. Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thi có các loại giấy tờ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Điều 100 Luật đất đai 2013 hay không.

    - Vụ án về hôn nhân gia đình

    Khi nghiên cứu hồ sơ cần lưu ý các tài liệu sau:

    - Ai là người nộp đơn xin ly hôn (nếu chồng nộp đơn cần xem xét vợ có đang nuôi con dưới 12 tháng không)

    - Hôn nhân có đăng kí kết hôn không.

    - Con chung của vợ chồng (con đã thành niên, con trên 7 tuổi, con dưới 36 tháng tuổi).

    - Nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn.

    - Con có nguyện vọng ở với bố hay với mẹ

    - Ai có nguyện vọng nuôi con và việc giao con cho bố hoặc mẹ trực tiếp nuôi và việc cấp dưỡng nuôi con có phù hợp không.

    - Tài sản chung của vợ chồng gồm những gì.

    - Nợ chung của vợ chồng (nợ phải trả và nợ phải thu).

    - Nguồn gốc hình thành tài sản chung.

    - Việc phân chia tài sản chung đặc biệt là phân chia nhà và quyền sử dụng đất của Tòa án cho vợ, chồng đã phù hợp chưa.

    Xem chi tiết tại dự thảo tại file đính kèm:

     

     
    12751 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    bqhung2209 (04/07/2019) ThanhLongLS (15/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520946   17/06/2019

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Phương pháp phát hiện vi phạm của Tòa án để kháng nghị

    Nằm trong dự thảo Hướng dẫn phát hiện vi phạm của bản án, quyết định, thực hiện thẩm quyền kháng nghị ngang cấp theo thủ tục phúc thẩm nhằm giảm tỷ lệ bản án, quyết định của tòa án bị tòa án cấp trên huỷ có trách nhiệm của viện kiểm sát ngang cấp; đồng thời nâng tỷ lệ chất lượng kháng nghị phúc thẩm của viện kiểm sát ngang cấp.

    Theo đó, phương pháp phát hiện vi phạm về tố tụng của Tòa án :

    - Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

     Trong một số trường hợp Tòa án thụ lý vụ án không đúng thẩm quyền: Vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh nhưng Tòa án cấp huyện lại thụ lý để giải quyết hoặc vụ án của Tòa án cấp tỉnh nhưng Tòa án cấp tỉnh lại chuyển Tòa án cấp huyện giải quyết; hoặc tranh chấp đương sự đã yêu cầu UBND giải quyết nhưng Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết.

    Ví dụ:  Ông Nguyễn Văn C (Kevin Nguyễn) và bà Nguyễn Thị Toàn M kết hôn năm 2006. Ngày 16/6/2008, ông C nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân tỉnh QN, trong đơn khởi kiện ông C ghi rõ ông có quốc tịch Việt Nam và Hoa Kỳ (trong hồ sơ có tài liệu thể hiện ông C mang hộ chiếu Hoa Kỳ). Theo xác nhận của Công an xã ĐNĐ, huyện ĐB thì ông C có đăng ký tạm trú tại địa phương từ ngày 28/02/2008 đến ngày 25/12/2008. Như vậy, tuy ông C có quốc tịch Việt Nam và thời điểm nộp đơn khởi kiện ông C cũng có mặt tại Việt Nam nhưng trường hợp này thì ông C vẫn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tại tiểu mục 4.1 mục 4 phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định:“Đương sự ở nước ngoài bao gồm:... Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự...”. Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 vụ án này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Nhưng sau khi nhận được đơn khởi kiện của ông C, Tòa án nhân dân tỉnh QN lại chuyển đơn cho Tòa án nhân dân huyện ĐB thụ lý và giải quyết.

    - Về người tham gia tố tụng:  Tòa án không đưa đầy đủ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng;

    Vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng: Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, tại thời điểm thế chấp theo sổ hộ khẩu gồm bố mẹ, con đẻ và con dâu nhưng khi giải quyết Tòa án không hỏi ý kiến của họ và không đưa họ vào tham gia tố tụng, cụ thể: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh huyện BX với bị đơn là ông Đỗ Văn Th và bà Nguyễn Thị Ph: Ngày 25/12/2013 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Th và bà Ph trả khoản tiền vay là 1.500.000.000đ, tài sản thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở theo Giấy chứng nhận QSDĐ và QSH nhà số DD924978 ngày 22/6/2004 do UBND huyện BX cấp cho hộ ông Đỗ Văn Th. Tòa án các cấp chấp nhận yêu cầu khởi kiện buộc ông vợ chồng ông Th và bà Ph phải trả khoản tiền trên cùng với lãi suất cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Theo sổ hộ khẩu (có công chứng) ngoài vợ chồng ông Th và bà Ph còn có 5 người con, khi thế chấp hộ gia đình ông Th và bà Ph còn có các con. Theo tài liệu trong hồ sơ thể hiện các con có đóng góp tiền mua đất và tiền mua vật liệu xây nhà. Quá trình giải quyết Tòa án cấp sơ thẩm không đưa các con của ông Th và bà Ph vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, không làm rõ công sức đóng góp của hộ đối với tài sản đem thế chấp là vi phạm BLTTDS năm 2015.

    - Về sửa chữa, bổ sung bản án không đúng qui định:

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 268 BLTTDS thì: “Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai…”.

    Tuy nhiên, thực tế có trường hợp sau khi ban hành bản án, Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa ban hành công văn thông báo việc sửa chữa, bổ sung bản án, nhưng lại quyết định thêm nội dung mới, ví dụ trường hợp khi tuyên án Thẩm phán không tuyên rõ ràng về tứ cận thửa đất, không xác định ranh giới những diện tích đất được công nhận với diện tích đất sử dụng chung, dẫn đến khó khăn cho việc thi hành án; sau khi có bản án Thẩm phán lại ra nhiều công văn thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hoặc giải thích bản án trên; như vậy việc thông báo, sửa chữa, bổ sung bản án của Thẩm phán không phù hợp với Khoản 1, Điều 268 BLTTDS.

    - Về thu thập chứng cứ không đầy đủ:

    Vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” giữa nguyên đơn  là bà Lâm Thị L và bị đơn là bà Nguyễn Thị Bích Ph. Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả nợ theo biên nhận nợ kí tháng 02/2015 số tiền vay 560 triệu đồng và 2 chỉ vàng 24k lãi suất theo quy định. Bị đơn thừa nhận có kí biên nhận do nguyên đơn cung cấp nhưng thực tế kí theo yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn chỉ thừa nhận vay 125 triệu đồng và 2 chỉ vàng 24k, đã đóng lãi 2 năm với tổng số tiền hơn 600 triệu đồng. Do không còn khả năng trả lãi nên nguyên đơn cộng dồn lãi lại viết và yêu cầu bị đơn kí vào biên nhận (thực chất đây là lãi chồng lãi).

    Vụ án này Tòa án chưa làm rõ hợp đồng kí ngày nào vì hai bên thừa nhận kí vào năm 2014 nhưng tờ biên nhận thể hiện kí năm 2015. Bị đơn cho rằng nhiều lần nhờ người khác đóng giùm lãi, tuy nhiên Tòa án không lấy lời khai của những người này và cũng không đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để làm rõ thời gian vay, việc trả lãi là không thu thập chứng cứ đầy đủ để giải quyết vụ án.

    - Về sử dụng chứng cứ:

     Tòa án căn cứ vào tài liệu phô tô không đối chiếu với tài liệu gốc để giải quyết vụ án.

    Trong thời gian từ 8/2012 đến 21/6/2013 chị Nguyễn Huỳnh M cho chị Trần Kim Đ vay 692.000.000đ. Các giấy vay tiền và các tài liệu liên quan đến khoản vay trên là tài liệu pho to nhưng thẩm phán chủ tọa phiên Tòa không đối chiếu với bản gốc. Theo quy định tại Điều 93, Khoản 1 Điều 95 BLTTDS năm 2015 và Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng minh và chứng cứ” thì các tài liệu trên chưa được coi là chứng cứ.

    - Về Giải quyết không hết yêu cầu khởi kiện của đương sự:

    Vụ án “Ly hôn” giữa ông Dương Văn Th và bà Võ Thị Kiều A: Trong phần yêu cầu về tài sản bà A có yêu cầu bổ sung chia tài sản chung với số tiền 850 triệu đồng và đã được Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý bổ sung, tuy nhiên trong quá trình giải quyết Tòa án lại tách yêu cầu này ra thành vụ kiện khác là không đúng, không giải quyết hết yêu cầu của đương sự.

    - Về điều kiện thụ lý vụ án (Tòa án thụ lý khi đương sự chưa có đủ điều kiện khởi kiện):

    Trường hợp này thường xảy ra đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất Tòa án thụ lý vụ án khi chưa qua hòa giải tại UBND xã.

     

    Cập nhật bởi TuyenBig ngày 17/06/2019 10:00:10 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019) TVPL_PTSP (18/06/2019)